Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Quyền năng của phụ nữ

Tạp Chí Giáo Dục

Ngày Quc tế Ph n đưc Liên hip quc chính thc công nhn vào ngày 8-3-1977. Ngưi ph n Vit Nam đã làm tt thiên chc làm v, làm m, cũng như th hin vai trò ca mình trong lao đng, sn xut, đi sng tinh thn, đu tranh gii phóng dân tc, xng đáng vi tám ch vàng do Bác H khen tng: “Anh hùng, bt khut, trung hu, đm đang”. c ta, ngày 8-3 còn là ngày k nim cuc khi nghĩa ca Hai Bà Trưng, hai v n anh hùng dân tc đu tiên đã đánh đui gic ngoi xâm, giành li ch quyn dân tc, là nim t hào và ý chí vươn lên ca ph n Vit.


Tác gi bên tưng T Mu Âu Cơ

“Ph n tr thành ph n

Nữ triết gia, nhà văn Simone de Beauvoir, trong cuộc “cách mạng giới”, đã đưa ra một mệnh đề rất nổi tiếng: “Người ta sinh ra không phải là phụ nữ mà trở thành phụ nữ”. Đây được xem là một thông điệp mà bà gửi đến phụ nữ toàn thế giới. Luận điểm này của bà nhằm đạp đổ bản chất luận cho rằng phụ nữ sinh ra đã là “phụ nữ” theo bất kỳ nền văn hóa và thời đại nào. Bởi lẽ, theo bà chính thái độ ngụy tín của kẻ áp bức đã làm cho thế giới như là được định sẵn với người nô lệ và phụ nữ.

Thật vậy, phụ nữ xuất hiện lúc nhân loại mới sinh ra và tồn tại, phát triển cùng với lịch sử loài người. Thiên chức và trọng trách người phụ nữ được khẳng định ngay từ đầu với mẫu quyền thiêng liêng trong xã hội khi chưa có giai cấp. Đến lúc Nhà nước đầu tiên ra đời cùng với chế độ gia trưởng mang tính quyết định đối với gia đình và xã hội thì thân phận người phụ nữ trở nên bé nhỏ và bị lệ thuộc, các quyền về con người từ đó cũng bị tước đoạt. Phụ nữ là bộ phận đông đảo bị cưỡng bức trong chế độ chiếm hữu nô lệ. Tiếp theo là chế độ phong kiến, nhất là chế độ phong kiến kiểu Nhà nước phương Đông với một trật tự, kỷ cương rất nghiêm khắc, vai trò của nhà vua, người thầy, người cha được tuyệt đối đề cao, chế độ gia trưởng trong xã hội tiểu nông lúc đó được khuyến khích hơn bao giờ hết. Do đó, người phụ nữ trong các gia đình bình dân không được quyền chia ruộng, quyền được học hành, quyền tham chính và hoạt động xã hội.

Đặc biệt với văn hóa gốc du mục, phương Tây, vốn trọng sức mạnh, nên quyền lực xã hội phần lớn nằm trong tay giới đàn ông, người phụ nữ vẫn bị lệ thuộc, và ngày càng bị bóc lột một cách sâu sắc. Nhất là cuối thế kỷ 19, khi nền kỹ nghệ phát triển, đã thu hút đông đảo phụ nữ và trẻ em vào làm việc trong các nhà máy, nhưng giới tư bản phương Tây lúc bấy giờ trả lương rẻ mạt. Điều bất công này, đã dẫn đến những cuộc cách mạng nữ quyền, với khẩu hiệu: “Ngày làm 8 giờ; Việc làm ngang nhau, tiền lương ngang nhau; Bảo vệ mẹ và trẻ em”. Từ đó, ngày 8-3 hằng năm trở thành ngày hội phụ nữ lao động trên toàn thế giới, đoàn kết đấu tranh để tự giải phóng và thực hiện quyền nam nữ, bình đẳng.

Nguyên lý “M” trong nn văn hóa Vit Nam

Ở Việt Nam từ ngàn xưa, do điều kiện tự nhiên và xã hội, phụ nữ có vai trò quan trọng trong đời sống hằng ngày, trong công việc sản xuất vật chất, tinh thần của dân tộc, trong việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái. Trong quá trình gánh vác công việc, người phụ nữ luôn thể hiện rõ tinh thần làm chủ, ý thức cộng đồng và thái độ chăm lo đến công việc chung. Thế giới đã từng ca ngợi: “Phụ nữ Việt Nam là niềm kiêu hãnh của phụ nữ châu Á. Phụ nữ Việt Nam đã lấy lại vinh dự và sự cao cả cho phụ nữ phương Đông”.

Không phải ngẫu nhiên, các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, đều thống nhất rằng, trong nền văn hóa Việt Nam có “nguyên lý Mẹ”. (Cố GS. Trần Quốc Vượng) Người Việt vốn có truyền thống tôn trọng phụ nữ. Trong lịch sử Việt Nam, người phụ nữ có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực, hiếm thấy trong các dân tộc khác trên thế giới. Một học giả người Pháp M.Durand đã đưa ra công thức nổi tiếng về gia đình người Việt: “Người chồng trị vị, người vợ cai quản”. Thật vậy, người phụ nữ Việt luôn đảm nhiệm những công việc chính của gia đình, như: quản trị về tài chính “tay hòm chìa khóa”; về tinh thần, họ gắn kết các mối quan hệ thân tình trong gia tộc; Về giáo dục, họ là người quyết định sự thành bại của con cháu “con hư tại mẹ”, “cháu hư tại bà”, “con dại cái mang”, “phúc đức tại mẫu”; Đặc biệt về chính sự, họ là người tham gia từ hậu phương đến tuyền tuyến – một hiện tượng khá đặc biệt trong văn hóa Việt Nam.


Hình nh tái hin cuc khi nghĩa Hai Bà Trưng

Trong lịch sử dân tộc, khi đất nước bị nạn ngoại xâm đe dọa, khi dân tộc đứng lên chống bọn thống trị giành lấy quyền sống, người phụ nữ xưa đã dứt khoát biểu thị thái độ của mình “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”. Những hoàn cảnh và điều kiện nói trên đã tạo ra một sự thật lịch sử về hiện tượng người phụ nữ cầm vũ khí tham gia chiến đấu anh dũng và kiên cường. Hiện tượng này lặp đi lặp lại qua thời gian của tiến trình lịch sử, trở thành một đặc điểm lịch sử – truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, như lời thơ của nhà thơ Huy Cận: Chị em tôi tỏa nắng vàng lịch sử/ Nắng cho đời nên cũng nắng cho thơ.

Quyn năng và tm vóc ca ph n Vit Nam

Mở đầu cho truyền thống tốt đẹp đó là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa toàn dân chống lại nhà Hán vào thời thịnh trị của đế chế này cách nay gần 2.000 năm, giành được thắng lợi. Bà Trưng lên ngôi vua – người anh hùng dân tộc vĩ đại đó trở thành vị Nữ hoàng đầu tiên trong lịch sử Việt Nam là một hiện tượng độc đáo trong lịch sử nhân loại. Do tầm vóc và ý nghĩa to lớn của cuộc khởi nghĩa nên nó không chỉ ghi lại trong sử sách Đại Việt thời Lý, Trần, Lê mà còn được lưu truyền rộng rãi trong ký ức dân gian. Nhiều đền thờ Hai Bà Trưng được tìm thấy bên Hợp Phố, thậm chí Uất Lâm, Thương Ngô (Trung Quốc hiện nay). Trên lãnh thổ nước ta, các đền thờ đậm đặc, nhất là ở vùng đất tổ Phong Châu. Riêng các tỉnh phía Bắc, theo thống kê bước đầu đã có 200 ngôi đình và đền thờ Hai Bà, mẹ Hai Bà và nhiều vị nữ tướng nổi tiếng. Sách Bách khoa tri thức phổ thông thống kê tên và nơi thờ của 20 nữ tướng tiêu biểu thời Hai Bà Trưng, điều đó chứng minh tầm vóc và sức sống lâu dài của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Với những di tích, di vật, đình đền miếu thờ, các thần tích thần phả liên quan đến cuộc khởi nghĩa mà Nhà nước và nhân dân đã lưu truyền lại, hình thành nên các lễ hội thiêng liêng như là hoạt động tín ngưỡng gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta. Điều này, đã góp phần động viên một cách hiệu quả thiết thực người phụ nữ Việt Nam thời hiện đại, phát huy thiên chức, phẩm chất của mình, để xây dựng một xã hội văn minh, gia đình hạnh phúc trong thời đại ngày nay.

ThS. Nguyn Hiếu Tín

Bình luận (0)