Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Quyết liệt giải bài toán thiếu phòng học nếu không sẽ “vỡ trận”

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Mi năm, TP.HCM tăng trung bình t 10.000-15.000 hc sinh mi bc hc. Giám đc S GD-ĐT TP.HCM Nguyn Văn Hiếu yêu cu trưng các phòng giáo dc phi kiên trì đ xut qu đt cho giáo dc trong quy hoch chung ca đa phương. Bi nếu không khéo thì vài năm na s “v trn” trong tuyn sinh đu cp. Trưc mt, TP.HCM s tăng cưng ng dng công ngh thông tin đ gii quyết bài toán thiếu phòng hc.


Thiếu trưng lp trưc áp lc hc sinh gia tăng đt các đa phương ti TP.HCM vào “bài toán” khó

Không quyết lit s “v trn”

Trong hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện các đề án, chương trình, kế hoạch về thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo được Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức mới đây, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu thông tin, mỗi năm TP.HCM lại tăng thêm khoảng 10.000-15.000 học sinh ở mỗi độ tuổi tuyển sinh. Riêng lớp 6 năm học 2023-2024 TP tăng 42.000 em, khả năng tiếp nhận của các trường THCS là quá tải.

“Việc các địa phương rà soát đối với học sinh các độ tuổi, quy hoạch, dự báo xa là cần thiết, quan trọng để việc tuyển sinh đầu cấp ngày càng thuận lợi hơn. Do đó, tôi yêu cầu các phòng giáo dục cần tập trung đón đầu xây dựng trường học, kiên trì tham mưu với địa phương. Trưởng phòng giáo dục phải thường xuyên, liên tục kiên trì, quyết liệt đề xuất quỹ đất giáo dục trong quy hoạch chung của quận. Nếu không khéo thì vài năm nữa chúng ta sẽ “vỡ trận” trong tuyển sinh đầu cấp” – ông Nguyễn Văn Hiếu nhấn mạnh.

Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM trăn trở thêm, trong Chương trình hành động NQ46 của Thành ủy, yêu cầu đến năm 2020 thì 100% cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, song hiện nay quá nhiều vấn đề cần phải làm. Thậm chí, hiện nay nhiều trường học xuống cấp chưa được sửa chữa, bổ sung kịp thời vì nhiều lý do kinh phí, kế hoạch còn khó khăn. Thế nhưng cũng có lý do là hiệu trưởng sắp nghỉ hưu nên không làm…

“Tôi đề nghị Phòng Kế hoạch Tài chính cho kiểm tra, giao cho từng trường làm. Nếu vì lý do Sở GD-ĐT không cấp kinh phí sửa chữa mà khó khăn trong sửa chữa trường thì có thể chấp nhận được, chứ nếu lý do sắp về hưu không nhận đề án sửa chữa trường thì không được. Hiệu trưởng cảm thấy không làm được thì nghỉ đi, chứ không thể có chuyện sắp nghỉ hưu nên không nhận đề án sửa chữa trường…” – Giám đốc Nguyễn Văn Hiếu quyết liệt.

Gii quyết bài toán thiếu phòng hc, cách nào?

Theo thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM, tính đến tháng 3-2023, toàn TP còn 117 dự án chậm tiến độ do vướng bồi thường giải phóng mặt bằng, chưa duyệt kế hoạch, chưa bố trí vốn, chưa làm hồ sơ, chưa thu hồi đất, điều chỉnh dự án… Trong đó, vướng nhiều nhất là ở bậc mầm non với 36 dự án; tiểu học 49 dự án; THCS với 24 dự án. Tập trung nhiều ở TP.Thủ Đức với 23 dự án và các quận như Tân Phú với 9 dự án; Bình Tân 12 dự án; Bình Chánh với 17 dự án; Hóc Môn 15 dự án.


Mi năm TP.HCM tăng t 10.000-15.000 hc sinh mi cp hc

Đơn cử như TP.Thủ Đức, năm học mới có 20.226 học sinh hoàn thành chương trình tiểu học huy động vào lớp 6, tăng thêm hơn 4.000 học sinh so với năm học trước. Theo tiến độ, riêng năm học 2023-2024, toàn TP.Thủ Đức còn tới 8 dự án xây dựng và xây dựng mới trường THCS chậm tiến độ bàn giao năm học. Địa phương này xác định, trong giai đoạn từ 2023-2025 phải cần thêm đến 836 phòng học bậc THCS mới đảm bảo đủ chỗ học cho số học sinh gia tăng.

Năm học 2023-2024, TP.HCM dự kiến tăng thêm 35.055 học sinh, lên tổng số hơn 1,7 triệu học sinh. TP.HCM đưa vào sử dụng thêm gần 700 phòng học mới. Trước áp lực tăng sĩ số, các quận huyện phải tăng sĩ số học sinh/lớp, vượt chuẩn theo quy định của Bộ GD-ĐT và giảm tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày để đảm bảo đủ chỗ học cho học sinh. Nhiều trường thậm chí phải sử dụng phòng bộ môn để làm phòng học cho học sinh.

Trước thách thức học sinh tăng, cơ sở vật chất trường lớp chưa đáp ứng được nhưng vẫn phải đảm bảo mục tiêu giáo dục, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu cho biết, giải pháp của TP.HCM là tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đưa hệ thống học liệu lên web để học sinh tham khảo, tự học, tổ chức học buổi 2 qua hệ thống trực tuyến, hệ thống số để giảm bớt thời gian trên lớp do thiếu phòng ốc…

“Học trực tuyến không phải là đưa thời lượng học tập trên lớp lên nền tảng học trực tuyến mà học trực tuyến là nhà trường sẽ đưa thêm các học liệu số lên hệ thống, thêm các bài tập luyện tập để học sinh học, làm, tăng khả năng tự học cho học sinh. Ngoài ra, tùy đặc thù về đối tượng học sinh, đội ngũ giáo viên của trường mà trường có thể tính toán để tổ chức thêm thời gian học trực tuyến với hình thức mặt đối mặt với học sinh, gia tăng thời gian học tập, tương tác của học sinh cùng giáo viên mà trước đó do hạn chế về phòng ốc đã không thực hiện đủ. Hình thức này thời gian qua cũng đã được nhiều địa phương, trường học tại TP.HCM áp dụng và mang lại nhiều hiệu quả tích cực” – ông Nguyễn Văn Hiếu nói thêm.

Khương Yến

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)