Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Rà soát lại tiêu chí an toàn phòng dịch để bảo vệ trẻ

Tạp Chí Giáo Dục

Trong cuc hp giao ban Covid-19 mi đây, Phó Giám đc S GD-ĐT TP.HCM Dương Trí Dũng đ ngh trưng tiu hc rà soát li các tiêu chí an toàn pháp phòng dch đ bo v tr cao nht vì đây là đi tưng chưa tiêm vc-xin và t l ca nhim còn cao.


H
c sinh Trưng TH Phan Đình Phùng (Q.3) trong gi ăn bán trú

Trin khai mnh m t chc hot đng theo nhóm

Phó Giám đốc Dương Trí Dũng nhận định, dù TP đã trao quyền chủ động cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch trường học và các quận, huyện trong tổ chức hình thức giảng dạy, cũng như trao quyền chủ động cho nhà trường, phụ huynh, HS khi hoàn thành cách ly quay lại trường học một cách đơn giản nhất.

Song, việc xử lý tình huống F0, F1 cần theo hướng dẫn chung của ngành y tế, văn bản của TP. Trường học phải chủ động phối hợp với y tế địa phương, nhất là việc liên thông dữ liệu F0, F1.

“Yêu cầu đầu tiên đảm bảo an toàn phòng chống dịch và linh hoạt hoạt động giáo dục nhà trường là khoanh vùng hẹp nhất, chính xác nhất, đảm bảo an toàn cao nhất. Việc F0 mới hết bệnh có thể được xác định F1 không thì thầy cô phải phối hợp với y tế địa phương để xác định. Không có chuyện HS đã F0 thì sẽ không tái nhiễm. Việc xác định F0, F1 cần phối hợp chặt chẽ với y tế địa phương để xác định nhanh nhất, ít ảnh hưởng nhất”, ông Dương Trí Dũng nhấn mạnh.

Lãnh đạo Sở GD-ĐT yêu cầu trường triển khai mạnh mẽ hơn nữa việc chia nhóm, tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm để có thể quản lý HS một cách tốt nhất, khu trú HS một cách hẹp nhất, không làm ảnh hưởng đến các nhóm HS khác, đảm bảo ít ảnh hưởng đến việc dạy trực tiếp khi có ca nhiễm xảy ra.

Theo ông, nhóm tổ chức càng khoa học, phù hợp trong từng lớp thì việc theo dõi sẽ càng đảm bảo. Khi có ca nhiễm, trường sẽ xác định nhanh chóng, khoanh vùng nhanh, hẹp nhất, ít ảnh hưởng nhất. Riêng trường tiểu học cần rà soát lại các tiêu chí, biện pháp phòng chống dịch để bảo vệ trẻ cao nhất vì đây là đối tượng chưa tiêm vắc-xin và tỷ lệ ca nhiễm còn cao.

Lãnh đạo Sở GD-ĐT nêu rõ, trong điều kiện dịch bệnh tại TP vẫn đang phức tạp, căng tin, bán trú là hoạt động HS dễ dàng lơ là nhất. TP sẽ ban hành điều chỉnh bộ tiêu chí an toàn trong cơ sở giáo dục phù hợp với tình hình hiện nay. Trong đó sẽ chú trọng hơn hoạt động bán trú, nội trú, căng tin, làm sao theo dõi, khống chế sự lây lan dịch bệnh trong trường một cách hiệu quả nhất.

Ông yêu cầu phòng giáo dục chỉ đạo nhà trường nâng cao công tác an toàn phòng dịch lên tối đa, nhất là khâu căng tin, bán trú, đảm bảo từng nhà trường khi có bộ tiêu chí mới thì căn cứ đánh giá lại, điều chỉnh cho phù hợp.

“Trong bộ tiêu chí điều chỉnh đánh giá an toàn trong trường học ban hành, trường học cần lưu ý về khoảng cách HS, sự thông khí trong phòng học. Đặc biệt, có những nội dung là điều kiện tiên quyết bắt buộc trường phải đảm bảo. Vì thế, trường cần xem xét, tính toán lại các điều kiện phòng dịch trong nhà trường để áp dụng triển khai theo tinh thần mới, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phụ huynh, HS”, Phó Giám đốc Dương Trí Dũng nhấn mạnh.

Kim soát HS bnh nn, HS đu cp khi tiêm chng

Đối với công tác chuẩn bị tiêm vắc-xin cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Dương Trí Dũng yêu cầu địa phương phối hợp chặt chẽ với quận, huyện nắm chắc kế hoạch tiêm, đảm bảo quy trình tiêm.

Trong đó, điểm tiêm phải thuận lợi nhất cho HS cụ thể từng trường, hạn chế tối đa đưa HS ở trường này sang điểm tiêm khác, trừ trường hợp đánh giá của y tế không đảm bảo tổ chức điểm tiêm. Điều này sẽ giúp thuận lợi trong khâu tổ chức, theo dõi quá trình tiêm, phối hợp nhịp nhàng, đảm bảo an toàn cho phụ huynh, HS.

Đặc biệt, với tỷ lệ đồng thuận tiêm của phụ huynh còn thấp, nhất là ở bậc mầm non với hơn 60%, lãnh đạo Sở yêu cầu công tác tuyên truyền đến phụ huynh HS về mục tiêu chiến dịch tiêm, lợi ích tiêm, quyền lợi của trẻ khi tiêm cần tiếp tục thực hiện sâu rộng, làm sao tăng cao tỷ lệ đồng thuận trong phụ huynh.


Tr
 Trưng Mm non 14 (Q.Tân Bình) trong mt gi hc

Song song đó, lãnh đạo Sở GD-ĐT yêu cầu các trường kiểm soát chặt chẽ nhóm HS nguy cơ, nhất là HS đầu cấp, đặc biệt là HS lớp 1 khi tổ chức tiêm ngừa vì các em chưa được khám sức khỏe ban đầu.

“Nhà trường cần chủ động nắm, quản lý nhóm HS có nguy cơ cao. Trao đổi với phụ huynh, y tế, làm sao trước khi tiêm các em phải có ý kiến chuyên môn của y tế dù đã được khám sàng lọc ban đầu, đảm bảo các em được chăm sóc tốt nhất”, Phó Giám đốc Dương Trí Dũng nhấn mạnh.

Khác với chiến dịch tiêm chủng lần trước, trong chiến dịch tiêm cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi lần này, việc nhập liệu do chính nhà trường thực hiện, thay vì y tế thực hiện như trước đây. Do đó, lãnh đạo Sở GD-ĐT lưu ý các trường thực hiện đúng tiến độ nhập dữ liệu của trẻ lên Hệ thống Tiêm chủng quốc gia, sẵn sàng tiêm ngay cho trẻ khi có kế hoạch chính thức của UBND TP.

“Tránh tình trạng khi tổ chức tiêm rồi mà dữ liệu trẻ chưa có trên hệ thống, gây khó khăn khi tiêm chủng hoặc trẻ không được tiêm. Đối tượng trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi cần quan tâm sâu hơn trong công tác tổ chức với những yêu cầu cao hơn để có sự chuẩn bị kỹ hơn, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ”, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Dương Trí Dũng yêu cầu.

Đ Giang Quân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)