Từ ngày 1-1-2018, lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Lao động người nước ngoài làm việc tại Công ty TNHH MTV Cao su Bến Thành . Ảnh: HỒNG NHUNG
Đây là loại hình đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) hoàn toàn mới. Nhiều doanh nghiệp (DN) có sử dụng lao động người nước ngoài (LĐNNN) đang e ngại phát sinh nhiều thủ tục phức tạp, trong khi tính thiết thực không cao.
Ăn được bát cháo, chạy ba quãng đồng
Quy định đóng BHXH với LĐNNN đã cận kề đến ngày thực hiện nhưng đến nay vẫn chưa có nghị định, thông tư hướng dẫn, khiến các DN sốt ruột. Những vấn đề DN quan tâm là đối tượng LĐNNN nào “được” tham gia BHXH, đóng bao nhiêu chế độ và hưởng thế nào?
Tập đoàn Pou Chen đang có 1.448 LĐNNN, trong đó riêng Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam tại TPHCM sử dụng 792 người. Về việc đóng BHXH cho LĐNNN, bà Đặng Hồng Liên (Phòng Hành chính nhân sự, Công ty Pouyuen Việt Nam) nhận xét, rào cản lớn nhất là bất đồng ngôn ngữ. Người lao động hay DN muốn tìm hiểu cũng không có tài liệu để xem và khi trao đổi về quá trình đóng – hưởng, hay khi đi khám bệnh, cơ quan chức năng có bố trí phiên dịch không? “LĐNNN đang nộp hồ sơ giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động… mà giấy phép lao động hoặc hợp đồng lao động hết hạn, phải về nước thì giải quyết thế nào, có chuyển khoản ra nước ngoài hay không trong trường hợp không thể ủy quyền? Rồi hồ sơ tuất, thân nhân ở nước ngoài không thể đến Việt Nam khai báo và nhận lãnh trợ cấp, vậy ký đóng dấu tờ khai như thế nào? Hoặc nếu LĐNNN bị tai nạn lao động chết, thuộc trường hợp nhận trợ cấp hàng tháng, thì giải quyết ra sao”, bà Liên chia sẻ hàng loạt trăn trở.
Cùng mối băn khoăn, bà Võ Thị Hồng Ngân (Phòng Hành chính nhân sự Công ty TNHH Nissey Việt Nam) cho biết LĐNNN làm việc tại Nissey chủ yếu thuộc đối tượng di chuyển nội bộ trong DN (di chuyển từ công ty trực tiếp đầu tư vốn để thành lập DN tại Việt Nam – PV), không có hợp đồng lao động. Họ chỉ làm ở Việt Nam khoảng 2 năm rồi trở về nước. Vậy khi đóng BHXH ở Việt Nam thì họ sẽ hưởng các chế độ thế nào? Nissey có 21 người quốc tịch Nhật Bản và 1 người Hàn Quốc đang làm việc tại DN, bà Ngân lo ngại: Quá trình giải quyết thủ tục đóng – hưởng có đơn giản không, hay phải dịch thuật, công chứng phức tạp? Bà Ngân chia sẻ thêm, BHXH ở Việt Nam có chế độ thai sản cho nam giới, vậy nếu vợ LĐNNN ở nước ngoài sinh con, thì họ lãnh chế độ thế nào? Trường hợp con ốm, LĐNNN được nghỉ ra sao? Theo bà Ngân, hồ sơ giấy tờ đề nghị hưởng phải dịch thuật rất đắt đỏ. Có khi tiền dịch thuật còn đắt hơn cả tiền chế độ hưởng và DN, LĐNNN dễ rơi vào cảnh “ăn được bát cháo, chạy ba quãng đồng”!
Về bảo hiểm y tế, bà Ngân cho hay, thời gian qua, công ty mua bảo hiểm y tế cho LĐNNN nhưng gần như không ai sử dụng. Mỗi lần LĐNNN đi khám chữa bệnh, do đa số nhân viên y tế ở các cơ sở y tế không sử dụng tiếng Nhật được, DN phải cử phiên dịch đi theo, rất phức tạp. Bà Ngân cho rằng nên có lối mở trong việc khám chữa bệnh cho LĐNNN mua bảo hiểm y tế, bằng cách cơ quan BHXH ký hợp đồng khám chữa bệnh với các bệnh viện quốc tế, để LĐNNN có thể giao tiếp được với người khám. Theo bà Ngân, nếu bắt buộc phải đăng ký khám chữa bệnh ở bệnh viện cấp quận, huyện thì có cảm giác chúng ta đang… tận thu của người lao động, vì thực tế họ không đến bệnh viện cấp tỉnh, huyện khám bệnh. Về bảo hiểm thất nghiệp, bà Ngân đánh giá: “Họ được cử đến Việt Nam, hết hạn thì rút về nước, họ có thất nghiệp đâu mà hưởng!”. Chính sách hưu trí, theo bà Ngân, cũng không cần thiết với LĐNNN, vì họ hiếm khi ở Việt Nam đến suốt đời.
Với Trung tâm ngoại ngữ ILA, nơi đang sử dụng 600 LĐNNN, bà Nguyễn Thị Thực (Phòng Tiền lương – Phúc lợi) nghi ngại về tính phù hợp cần thiết khi thực hiện BHXH cho LĐNNN, bởi LĐNNN ở trung tâm có thời gian làm việc rất ngắn, chỉ 2 – 3 tháng, hay 12 tháng. Theo quy định, người lao động có thời gian làm việc không hưởng lương từ 14 ngày trở lên thì không đóng BHXH. Đặc thù giảng dạy ở ILA là theo giờ làm việc, hưởng lương theo giờ, không hưởng lương theo ca, theo ngày, không làm đủ tháng, vậy sẽ đóng BHXH ra sao? Trong trường hợp làm việc không quá 112 giờ/tháng thì có phải đóng không?
Lo lắng việc đóng BHXH 2 lần
Điều 124 Luật BHXH quy định, từ ngày 1-1-2018, LĐNNN được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ. Theo bà Võ Thị Hồng Ngân, chữ “được” ở đây không có nghĩa là “phải” hay “thuộc đối tượng” và trong việc thực hiện BHXH cho LĐNNN, nên để DN và LĐNNN chọn lựa tham gia hoặc không. Nếu có thực hiện, cũng chỉ nên áp dụng với LĐNNN có hợp đồng tuyển dụng tại Việt Nam cho phù hợp, tránh tình trạng “có chính sách mà người lao động không được hưởng sẽ phản cảm”.
Tại TPHCM, bình quân mỗi năm cấp giấy phép lao động cho trên 10.000 LĐNNN. Sở LĐTB-XH TPHCM cũng đánh giá, LĐNNN làm việc trong thời gian ngắn, do đó họ thường không quan tâm chế độ hưu trí khi đóng BHXH. Hơn nữa, mức lương giữa LĐNNN và lao động Việt Nam ở cùng chức danh công việc có sự chênh lệch khá cao. Nếu quy định LĐNNN tham gia BHXH bắt buộc (LĐNNN đóng 8%, DN đóng tối đa 18%), vấn đề phát sinh phức tạp là có sự điều chỉnh tiền lương, thu nhập của LĐNNN hay không – để hạn chế chi phí phải chi cho BHXH, hoặc khống chế tiền lương tháng đóng BHXH nhằm đảm bảo công bằng với người Việt Nam (đóng BHXH tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở)?
Bà Đặng Hồng Liên cho biết, LĐNNN ở công ty chủ yếu là người Đài Loan và tại Đài Loan, người lao động đã tham gia 2 chế độ BHXH bắt buộc là bảo hiểm y tế và bảo hiểm lao động. Bà Liên cũng đề nghị, nếu người lao động đã tham gia BHXH tại nước sở tại thì được quyền chọn lựa tham gia hoặc không tham gia BHXH tại Việt Nam, tránh tình trạng người lao động phải tham gia BHXH 2 lần ở hai quốc gia, vùng lãnh thổ. Ông Trần Đình Liệu, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, cho hay, quan điểm hướng dẫn thực hiện quy định đóng BHXH cho LĐNNN là tránh đóng BHXH 2 lần. DN không nên quá lo lắng bởi việc thực hiện sẽ trên cơ sở hiệp định chung giữa 2 nước về BHXH, sẽ tránh được việc đóng 2 lần.
Ăn được bát cháo, chạy ba quãng đồng
Quy định đóng BHXH với LĐNNN đã cận kề đến ngày thực hiện nhưng đến nay vẫn chưa có nghị định, thông tư hướng dẫn, khiến các DN sốt ruột. Những vấn đề DN quan tâm là đối tượng LĐNNN nào “được” tham gia BHXH, đóng bao nhiêu chế độ và hưởng thế nào?
Tập đoàn Pou Chen đang có 1.448 LĐNNN, trong đó riêng Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam tại TPHCM sử dụng 792 người. Về việc đóng BHXH cho LĐNNN, bà Đặng Hồng Liên (Phòng Hành chính nhân sự, Công ty Pouyuen Việt Nam) nhận xét, rào cản lớn nhất là bất đồng ngôn ngữ. Người lao động hay DN muốn tìm hiểu cũng không có tài liệu để xem và khi trao đổi về quá trình đóng – hưởng, hay khi đi khám bệnh, cơ quan chức năng có bố trí phiên dịch không? “LĐNNN đang nộp hồ sơ giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động… mà giấy phép lao động hoặc hợp đồng lao động hết hạn, phải về nước thì giải quyết thế nào, có chuyển khoản ra nước ngoài hay không trong trường hợp không thể ủy quyền? Rồi hồ sơ tuất, thân nhân ở nước ngoài không thể đến Việt Nam khai báo và nhận lãnh trợ cấp, vậy ký đóng dấu tờ khai như thế nào? Hoặc nếu LĐNNN bị tai nạn lao động chết, thuộc trường hợp nhận trợ cấp hàng tháng, thì giải quyết ra sao”, bà Liên chia sẻ hàng loạt trăn trở.
Cùng mối băn khoăn, bà Võ Thị Hồng Ngân (Phòng Hành chính nhân sự Công ty TNHH Nissey Việt Nam) cho biết LĐNNN làm việc tại Nissey chủ yếu thuộc đối tượng di chuyển nội bộ trong DN (di chuyển từ công ty trực tiếp đầu tư vốn để thành lập DN tại Việt Nam – PV), không có hợp đồng lao động. Họ chỉ làm ở Việt Nam khoảng 2 năm rồi trở về nước. Vậy khi đóng BHXH ở Việt Nam thì họ sẽ hưởng các chế độ thế nào? Nissey có 21 người quốc tịch Nhật Bản và 1 người Hàn Quốc đang làm việc tại DN, bà Ngân lo ngại: Quá trình giải quyết thủ tục đóng – hưởng có đơn giản không, hay phải dịch thuật, công chứng phức tạp? Bà Ngân chia sẻ thêm, BHXH ở Việt Nam có chế độ thai sản cho nam giới, vậy nếu vợ LĐNNN ở nước ngoài sinh con, thì họ lãnh chế độ thế nào? Trường hợp con ốm, LĐNNN được nghỉ ra sao? Theo bà Ngân, hồ sơ giấy tờ đề nghị hưởng phải dịch thuật rất đắt đỏ. Có khi tiền dịch thuật còn đắt hơn cả tiền chế độ hưởng và DN, LĐNNN dễ rơi vào cảnh “ăn được bát cháo, chạy ba quãng đồng”!
Về bảo hiểm y tế, bà Ngân cho hay, thời gian qua, công ty mua bảo hiểm y tế cho LĐNNN nhưng gần như không ai sử dụng. Mỗi lần LĐNNN đi khám chữa bệnh, do đa số nhân viên y tế ở các cơ sở y tế không sử dụng tiếng Nhật được, DN phải cử phiên dịch đi theo, rất phức tạp. Bà Ngân cho rằng nên có lối mở trong việc khám chữa bệnh cho LĐNNN mua bảo hiểm y tế, bằng cách cơ quan BHXH ký hợp đồng khám chữa bệnh với các bệnh viện quốc tế, để LĐNNN có thể giao tiếp được với người khám. Theo bà Ngân, nếu bắt buộc phải đăng ký khám chữa bệnh ở bệnh viện cấp quận, huyện thì có cảm giác chúng ta đang… tận thu của người lao động, vì thực tế họ không đến bệnh viện cấp tỉnh, huyện khám bệnh. Về bảo hiểm thất nghiệp, bà Ngân đánh giá: “Họ được cử đến Việt Nam, hết hạn thì rút về nước, họ có thất nghiệp đâu mà hưởng!”. Chính sách hưu trí, theo bà Ngân, cũng không cần thiết với LĐNNN, vì họ hiếm khi ở Việt Nam đến suốt đời.
Với Trung tâm ngoại ngữ ILA, nơi đang sử dụng 600 LĐNNN, bà Nguyễn Thị Thực (Phòng Tiền lương – Phúc lợi) nghi ngại về tính phù hợp cần thiết khi thực hiện BHXH cho LĐNNN, bởi LĐNNN ở trung tâm có thời gian làm việc rất ngắn, chỉ 2 – 3 tháng, hay 12 tháng. Theo quy định, người lao động có thời gian làm việc không hưởng lương từ 14 ngày trở lên thì không đóng BHXH. Đặc thù giảng dạy ở ILA là theo giờ làm việc, hưởng lương theo giờ, không hưởng lương theo ca, theo ngày, không làm đủ tháng, vậy sẽ đóng BHXH ra sao? Trong trường hợp làm việc không quá 112 giờ/tháng thì có phải đóng không?
Lo lắng việc đóng BHXH 2 lần
Điều 124 Luật BHXH quy định, từ ngày 1-1-2018, LĐNNN được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ. Theo bà Võ Thị Hồng Ngân, chữ “được” ở đây không có nghĩa là “phải” hay “thuộc đối tượng” và trong việc thực hiện BHXH cho LĐNNN, nên để DN và LĐNNN chọn lựa tham gia hoặc không. Nếu có thực hiện, cũng chỉ nên áp dụng với LĐNNN có hợp đồng tuyển dụng tại Việt Nam cho phù hợp, tránh tình trạng “có chính sách mà người lao động không được hưởng sẽ phản cảm”.
Tại TPHCM, bình quân mỗi năm cấp giấy phép lao động cho trên 10.000 LĐNNN. Sở LĐTB-XH TPHCM cũng đánh giá, LĐNNN làm việc trong thời gian ngắn, do đó họ thường không quan tâm chế độ hưu trí khi đóng BHXH. Hơn nữa, mức lương giữa LĐNNN và lao động Việt Nam ở cùng chức danh công việc có sự chênh lệch khá cao. Nếu quy định LĐNNN tham gia BHXH bắt buộc (LĐNNN đóng 8%, DN đóng tối đa 18%), vấn đề phát sinh phức tạp là có sự điều chỉnh tiền lương, thu nhập của LĐNNN hay không – để hạn chế chi phí phải chi cho BHXH, hoặc khống chế tiền lương tháng đóng BHXH nhằm đảm bảo công bằng với người Việt Nam (đóng BHXH tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở)?
Bà Đặng Hồng Liên cho biết, LĐNNN ở công ty chủ yếu là người Đài Loan và tại Đài Loan, người lao động đã tham gia 2 chế độ BHXH bắt buộc là bảo hiểm y tế và bảo hiểm lao động. Bà Liên cũng đề nghị, nếu người lao động đã tham gia BHXH tại nước sở tại thì được quyền chọn lựa tham gia hoặc không tham gia BHXH tại Việt Nam, tránh tình trạng người lao động phải tham gia BHXH 2 lần ở hai quốc gia, vùng lãnh thổ. Ông Trần Đình Liệu, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, cho hay, quan điểm hướng dẫn thực hiện quy định đóng BHXH cho LĐNNN là tránh đóng BHXH 2 lần. DN không nên quá lo lắng bởi việc thực hiện sẽ trên cơ sở hiệp định chung giữa 2 nước về BHXH, sẽ tránh được việc đóng 2 lần.
Cả nước đang có khoảng 84.000 LĐNNN, đến từ 110 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong số lao động đến từ châu Á, có gần 26.000 người mang quốc tịch Trung Quốc (chiếm 30,9%), hơn 15.300 người Hàn Quốc, gần 10.800 người Đài Loan, gần 8.000 người Nhật Bản. Còn lại, gần 19.000 người đến từ châu Âu và hơn 4.700 người đến từ các châu lục khác. Hiện có 78.000 LĐNNN thuộc diện cấp phép, hơn 5.600 người không thuộc diện cấp phép.
***
Ông BÙI SỸ LỢI, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội: Chỉ LĐNNN ký hợp đồng được quyền tham gia BHXH
Hiện nay, LĐNNN có nhiều hình thức: lao động được cấp giấy phép làm việc thông qua giao kết hợp đồng lao động, di chuyển trong nội bộ DN theo dạng phái cử, đi thực hiện công tác chuyên môn, việc cấp bách một thời gian… Trước hết, về đối tượng, phải thống nhất theo Luật BHXH là chỉ có những LĐNNN ký hợp đồng lao động với chủ sử dụng lao động thì được quyền tham gia chính sách BHXH.
Tuy nhiên, có tham gia cả 5 chế độ (hưu trí, tử tuất, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp) hay không, cần phải suy nghĩ. Việc này, Bộ LĐTB-XH nên nghiên cứu kỹ và phải lấy ý kiến DN để quyết định; quyết định thế nào phải ban hành trước năm 2017 để thực hiện từ năm 2018.
Trong 5 chế độ, có 3 chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp cần hoàn toàn khuyến khích với LĐNNN có hợp đồng với DN, được quyền tham gia để hưởng lợi trực tiếp, vì đây là bảo hiểm có tính chất ngắn hạn. 3 chế độ này, DN và LĐNNN có thể tham gia ngay từ năm 2018, sau khi các cơ quan chức năng lấy ý kiến rộng rãi DN trong cả nước. Về chế độ dài hạn là hưu trí, LĐNNN có hợp đồng được quyền tham gia, nhưng việc này cũng chỉ được thực hiện khi hai nước có hiệp định về BHXH (hiện nay Việt Nam đang thỏa thuận ký hiệp định với Đức và Hàn Quốc). Việc tham gia chế độ này cũng nên có lộ trình, thực hiện từ năm 2018 nhưng lộ trình có lẽ phải năm 2020 mới thực hiện được.
Về bảo hiểm thất nghiệp, các ban ngành cần nghiên cứu thêm có nên tham gia hay không? Riêng tôi nghĩ, bảo hiểm thất nghiệp có thể không cần thiết với LĐNNN làm việc tại Việt Nam, nhưng nếu DN và LĐNNN muốn tham gia để hưởng lợi thì khuyến khích, không nên bắt buộc.
Hiện nay, LĐNNN có nhiều hình thức: lao động được cấp giấy phép làm việc thông qua giao kết hợp đồng lao động, di chuyển trong nội bộ DN theo dạng phái cử, đi thực hiện công tác chuyên môn, việc cấp bách một thời gian… Trước hết, về đối tượng, phải thống nhất theo Luật BHXH là chỉ có những LĐNNN ký hợp đồng lao động với chủ sử dụng lao động thì được quyền tham gia chính sách BHXH.
Tuy nhiên, có tham gia cả 5 chế độ (hưu trí, tử tuất, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp) hay không, cần phải suy nghĩ. Việc này, Bộ LĐTB-XH nên nghiên cứu kỹ và phải lấy ý kiến DN để quyết định; quyết định thế nào phải ban hành trước năm 2017 để thực hiện từ năm 2018.
Trong 5 chế độ, có 3 chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp cần hoàn toàn khuyến khích với LĐNNN có hợp đồng với DN, được quyền tham gia để hưởng lợi trực tiếp, vì đây là bảo hiểm có tính chất ngắn hạn. 3 chế độ này, DN và LĐNNN có thể tham gia ngay từ năm 2018, sau khi các cơ quan chức năng lấy ý kiến rộng rãi DN trong cả nước. Về chế độ dài hạn là hưu trí, LĐNNN có hợp đồng được quyền tham gia, nhưng việc này cũng chỉ được thực hiện khi hai nước có hiệp định về BHXH (hiện nay Việt Nam đang thỏa thuận ký hiệp định với Đức và Hàn Quốc). Việc tham gia chế độ này cũng nên có lộ trình, thực hiện từ năm 2018 nhưng lộ trình có lẽ phải năm 2020 mới thực hiện được.
Về bảo hiểm thất nghiệp, các ban ngành cần nghiên cứu thêm có nên tham gia hay không? Riêng tôi nghĩ, bảo hiểm thất nghiệp có thể không cần thiết với LĐNNN làm việc tại Việt Nam, nhưng nếu DN và LĐNNN muốn tham gia để hưởng lợi thì khuyến khích, không nên bắt buộc.
Ông MAI ĐỨC THẮNG, Phó Trưởng ban Thu BHXH Việt Nam:
Chỉ một số ít cán bộ BHXH sử dụng được tiếng Anh
LĐNNN tại Việt Nam đang là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, đến ngày 1-1-2018 sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH, vì vậy sẽ phức tạp, khó khăn hơn cho cơ quan BHXH trong việc quản lý, thực hiện. Đây là loại hình đối tượng tham gia BHXH hoàn toàn mới, dự tính thời gian tham gia BHXH của mỗi người không dài. Mặt khác, trường hợp LĐNNN làm việc theo hợp đồng lao động, mà hợp đồng chỉ có chữ viết nước ngoài dẫn đến khó khăn cho công tác hướng dẫn, hậu kiểm, kiểm tra.
Về hồ sơ, nay có thêm LĐNNN thì cần thiết phải có mẫu biểu theo chữ viết, ngôn ngữ của một số nước chủ yếu như Anh, Pháp, Trung Quốc… Đó cũng là khó khăn cho công tác tổ chức thực hiện. Hiện tại phần mềm quản lý thu đang chỉ hỗ trợ sử dụng bằng tiếng Việt mà chưa có ngôn ngữ khác. Đối với người lao động tại các nước có sử dụng chữ viết tượng hình (như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước khu vực Trung Đông…) thì sử dụng ngôn ngữ nào, tiếng phiên âm hay theo bản ngữ, vì hiện tại Việt Nam đang sử dụng chữ cái La tinh, còn các nước nói trên sử dụng bàn phím riêng. Trong khi đó, trình độ hiểu biết ngoại ngữ của cán bộ làm công tác thu của cơ quan BHXH còn hạn chế, chỉ một số ít cán bộ là có thể sử dụng được tiếng Anh.
Chỉ một số ít cán bộ BHXH sử dụng được tiếng Anh
LĐNNN tại Việt Nam đang là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, đến ngày 1-1-2018 sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH, vì vậy sẽ phức tạp, khó khăn hơn cho cơ quan BHXH trong việc quản lý, thực hiện. Đây là loại hình đối tượng tham gia BHXH hoàn toàn mới, dự tính thời gian tham gia BHXH của mỗi người không dài. Mặt khác, trường hợp LĐNNN làm việc theo hợp đồng lao động, mà hợp đồng chỉ có chữ viết nước ngoài dẫn đến khó khăn cho công tác hướng dẫn, hậu kiểm, kiểm tra.
Về hồ sơ, nay có thêm LĐNNN thì cần thiết phải có mẫu biểu theo chữ viết, ngôn ngữ của một số nước chủ yếu như Anh, Pháp, Trung Quốc… Đó cũng là khó khăn cho công tác tổ chức thực hiện. Hiện tại phần mềm quản lý thu đang chỉ hỗ trợ sử dụng bằng tiếng Việt mà chưa có ngôn ngữ khác. Đối với người lao động tại các nước có sử dụng chữ viết tượng hình (như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước khu vực Trung Đông…) thì sử dụng ngôn ngữ nào, tiếng phiên âm hay theo bản ngữ, vì hiện tại Việt Nam đang sử dụng chữ cái La tinh, còn các nước nói trên sử dụng bàn phím riêng. Trong khi đó, trình độ hiểu biết ngoại ngữ của cán bộ làm công tác thu của cơ quan BHXH còn hạn chế, chỉ một số ít cán bộ là có thể sử dụng được tiếng Anh.
MẠNH HÒA (SGGP)
Bình luận (0)