Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Rác thải nhựa tăng đột biến do… Covid-19

Tạp Chí Giáo Dục

Do tp trung phòng, chng dch bnh Covid-19 nên phong trào gim rác thi nha đã chng li. Thêm vào đó, hàng quán không phc v ti ch, ngưi dân b giãn cách xã hi, b cách ly nên nhu cu ăn ung cũng chuyn sang hình thc mua bán mang v. Điu đó đã góp phn làm tăng lưng rác thi nha, gây ni lo v vn nn ô nhim môi trưng t loi rác khó phân hy này.


Công nhân Công ty TNHH MTV Dch v Công ích Q.1 đang vn chuyn xe rác cha đy túi ni-lông, hp nha đến đim tp kết trên đưng Nguyn Trãi

“Bùng n” mua hàng v nhà

Từ khi dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 bùng phát, các hàng quán, dịch vụ ăn uống đã tạm ngưng phục vụ khách tại chỗ thay cho bán mang về. Theo một khảo sát, trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay có đến 75% người dân sống ở TP.HCM sử dụng dịch vụ mua đồ ăn trực tuyến. Việc đặt món và giao đồ ăn tận nơi nở rộ đã phần nào khiến lượng rác thải nhựa tăng lên đáng kể.

Chị Nguyễn Thị Thu Nguyệt – chủ quán cơm gà trên đường Trần Nhân Tôn, Q.10 – cho biết, trước đây mỗi ngày quán phục vụ hàng trăm khách ngồi ăn tại chỗ. Từ khi có chỉ thị ngưng phục vụ tại chỗ, quán chuyển sang bán mang về qua các ứng dụng giao hàng trực tuyến. “Khách ăn tại chỗ thì tốn công rửa bát, đĩa; còn mang về chủ yếu là dùng hộp nhựa, có thêm túi ni-lông. Mỗi ngày tôi bán hơn 300 hộp cơm vì vậy hộp đựng cơm cũng tăng lên so với trước”, chị Nguyệt cho biết.


Rác thi do công nhân Công ty TNHH MTV Dch v Công ích Q.10 thu gom

Khi được hỏi tại sao không dùng hộp thân thiện với môi trường mà dùng hộp nhựa bán cho khách, chị Nguyệt lý giải: “Hộp nhựa vừa nhẹ vừa có giá rẻ trong khi những loại hộp thân thiện với môi trường giá đắt hơn, bán không có lời. Tôi cũng biết một số loại hộp thân thiện với môi trường như: hộp giấy; tô, đĩa mo cau… nhưng không thể sử dụng vì giá thành cao hơn hộp nhựa, thậm chí đựng đồ lâu còn có nguy cơ bị đổ”.

Rời quán cơm của chị Nguyệt, chúng tôi tiếp tục khảo sát các cửa hàng bán mang về như: trà sữa, trái cây, thức ăn nhanh… đa số đều dùng ly nhựa, túi ni-lông. “Ly nhựa mang đi xa và sử dụng cả ngày mà không bị đổ nước hay rách; còn ly giấy, ống hút giấy chỉ giới hạn trong vòng 1, 2 tiếng đồng hồ. Khách hàng cũng chuộng ly nhựa hơn, nhất là các anh giao hàng online vì đựng nước vô ly nhựa thoải mái chạy xe không lo bị vỡ, chảy nước”, một nhân viên quán trà sữa đường Trần Hưng Đạo (Q.1) cho biết.

Trung bình, một đơn hàng giao đồ ăn qua mạng hoặc mua mang về có thể tạo ra ít nhất 3 chất thải nhựa. Chẳng hạn với đồ ăn, gồm túi ni-lông xách bên ngoài, hộp xốp/nhựa dẻo đựng đồ ăn, bịch gia vị; còn đồ uống gồm túi ni-lông, ly nhựa đựng nước, ống hút, dao nĩa bằng nhựa…

Ni lo tăng rác thi nha

Điều đáng nói là những loại rác thải nhựa này sau khi sử dụng không được phân loại tại nguồn mà bị vứt chung với các loại rác thải khác.

Theo ghi nhận của chúng tôi tại điểm thu gom rác của Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích Q.1 (nằm trên đường Nguyễn Trãi), các xe rác được công nhân thu gom về không được phân loại. Rác thải khó phân hủy như: hộp xốp đựng cơm, túi ni-lông, ly nhựa, khẩu trang… bỏ chung với các loại rác hữu cơ.

Chú Nguyễn Văn Nam – công nhân thu gom Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích Q.1 – cho biết: “Tôi được phân công thu gom rác trên tuyến đường Nguyễn Cư Trinh và đường Nguyễn Trãi. Rác thải nhựa mỗi ngày mỗi tăng và không được người dân phân loại, nhất là trong đợt dịch này. Để tránh lây nhiễm dịch bệnh Covid-19, tôi không thể mở các bịch rác ra phân loại nên người dân để sao tôi thu gom như vậy. Việc phân loại rác thải đã được cơ quan chức năng quy định nhưng người dân không thực hiện, các loại rác đều để chung một bịch gây khó khăn cho những người thu gom”.

Theo cô Trương Thu Hoa – nhân viên Hợp tác xã Môi trường Q.10 – thì: “Thời điểm này rác thải nhựa tập trung nhiều ở các công ty có công nhân đi làm, các khu cách ly… Theo ước tính của tôi thì lượng rác thải nhựa trong những ngày dịch bệnh tăng gấp 2 lần ngày thường. Người lao động không thể ra quán ngồi ăn uống tại chỗ như trước đây nên phải mua về công ty ăn; còn tại các khu cách ly, mọi người nhận đồ ăn từ các hội, nhóm tiếp tế lương thực, thực phẩm nên việc sử dụng đồ nhựa là điều khó tránh khỏi”, cô Hoa cho biết.

Trước đây, khi chưa bùng phát dịch bệnh, các cơ quan chức năng, hội, nhóm, đoàn viên, thanh niên… trên địa bàn TP.HCM rất nỗ lực thực hiện phong trào giảm rác thải nhựa. Họ đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà để vận động người dân sử dụng đồ dùng thân thiện với môi trường, phân loại rác tại nguồn, tái chế rác thải… Phong trào diễn ra rầm rộ đã góp phần nâng cao ý thức cho người dân, làm giảm rác thải nhựa; thậm chí còn có những hội, nhóm thu lại đồ khó phân hủy để đổi gạo, đổi nhu yếu phẩm. Điển hình như Quận đoàn Q.1 có chương trình “Đổi 1kg nhựa lấy 1kg gạo”; Hội Liên hiệp Phụ nữ Q.10 có phong trào “Đổi phế thải lấy nhu yếu phẩm”…


Dch v mua hàng online tăng vt trong mùa dch khiến lưng rác thi nha cũng tăng lên

Dịch Covid-19 đã thay đổi nhiều thứ và làm cho nỗ lực chung tay giảm rác thải nhựa dường như bị dập tắt, thói quen tiêu dùng thay đổi khiến nỗi lo bùng nổ rác thải nhựa chưa bao giờ cấp bách như hiện nay.

Ông Nguyễn Minh Thông – Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích Q.10 – cho biết: “Câu chuyện giảm rác thải nhựa, phân loại rác tại nguồn không phải vấn đề mới mà đã nói từ rất lâu. Tuy nhiên trên địa bàn vẫn còn rất nhiều rác thải nhựa, nhất là thời điểm này khi người dân không thể ra ngoài ăn uống và hình thức mua hàng online là chủ yếu. Chúng tôi mong rằng mọi người ý thức hơn, cùng chung tay đẩy lùi rác thải nhựa giúp môi trường trong lành, sạch đẹp, văn minh”.

Ông Cao Văn Tuấn – Trưởng phòng Công nghệ môi trường và Kiểm tra chất lượng, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM – cũng cho biết, dịch bệnh Covid-19 đã làm người dân quay lại thói quen sử dụng đồ dùng một lần. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc lượng rác thải nhựa tăng lên đáng kể trong những tháng gần đây. Tuy chưa có thống kê cụ thể nhưng có thể thấy lượng rác khó phân hủy tăng vọt.

“Chúng ta có dùng chắc chắn sẽ có thải, điều này tạo nên một áp lực không hề nhỏ đối với môi trường của TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung” – ông Tuấn nhấn mạnh. 

Theo thống kê, mỗi ngày Việt Nam có khoảng 2.500 tấn rác thải nhựa thải ra môi trường, từ đường sá, kênh rạch đến cả trước nhà người dân… Đại dịch Covid-19 kéo dài đã khiến lượng rác thải nhựa tăng lên từng ngày.

Khánh H

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)