Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Ranh giới mong manh…

Tạp Chí Giáo Dục

Nhng ngày cui năm hc năm y tht tt bt, biết bao nhiêu là công vic phi hoàn tt cho kp thi gian quy đnh ca nhà trưng. Nào là vô s đim ln, nào là xếp loi hnh kim hc k II, hnh kim c năm; nào là hp t ch nhim, t chuyên môn, hp bình chn danh hiu thi đua cui năm…

Tiết học môn hóa của học sinh THPT (ảnh minh họa). Ảnh: Anh Khôi

Đặc biệt, có mấy trường hợp xin điểm để thay đổi kết quả xếp loại trung bình môn khiến cho cô giáo Hà bị rối thực sự. Toàn gặp những phụ huynh xưng cháu “ông này, bà nọ”, có người còn cho biết “quen lớn” bên Sở Giáo dục nhằm “rung cây nhát khỉ” người có hệ thần kinh yếu. “Cái màn xin điểm này thì năm học nào mà không có! Ai cho thì cho, dứt khoát tui không cho một tẹo điểm nào, dù đó là 0,1 điểm cũng không được!”, cô Hà khẳng định với vài đồng nghiệp thân thiết trong trường.

Hôm ấy, đang loay hoay với một núi công việc, chưa biết cái nào làm trước, cái nào làm sau thì cô Hà nghe tiếng gõ cửa nhà. Cô nhanh chân bước ra mở cửa thì thấy một thiếu phụ ăn bận khá sang trọng, người sực nức mùi nước hoa đắt tiền, đang tươi cười:

– Chào cô! Cô là cô Hà, dạy môn hóa ở trường cháu Tài nhà tui học phải không?

– Dạ, có phải hồi hôm chị gọi cho em đúng không? Cô Hà trả lời và nói tiếp: – Mọi công việc em đã làm gần xong. Em coi lại kỹ quá trình học, điểm số từng bài kiểm tra rồi, Tài phải chịu điểm 7,9 đó thôi, không lên được chị ạ!

– Tội nghiệp, cháu về khóc suốt từ hôm qua tới giờ. Cháu chỉ thiếu 0,1 điểm nữa thôi là đạt “Học sinh giỏi”. Thiệt khổ cho cháu! Chỉ có 0,1 chút xíu mà cô không thương cháu sao?

Cô Hà vẫn nhẹ nhàng, từ tốn: – Chị chưa hiểu em rồi. Học sinh nào em cũng thương hết, không phải thương nhiều học sinh này, thương ít học sinh kia đâu. Sức học của Tài đến đâu thì để cháu học đến đó, chị ạ! Hơn nữa, sự cố gắng qua từng bài học, từng bài kiểm tra, tất cả đều là một quá trình phấn đấu. Nếu nâng điểm học sinh này mà không nâng điểm học sinh khác thì bất công quá. Nếu giáo viên thiên vị học sinh nào thì học sinh trong lớp biết liền à… Đoạn cô Hà kéo ghế mời khách ngồi. Vừa ngồi xuống ghế, vị phụ huynh nhỏ nhẹ: – Gia đình tui có món quà nhỏ tặng cô, cô nhận đi, đừng ngại. Nói xong, vị phụ huynh mở túi xách, lấy ra một chiếc hộp nhỏ đặt lên bàn. Cô Hà nhìn sang, thấy đó là hộp đựng một chiếc điện thoại đời mới nhất mà cô hằng ao ước. Hình như loại mới này tầm 10-12 triệu đồng. Hơn cả tháng lương giáo viên như mình. Cô Hà thầm nghĩ như vậy. Thấy nét băn khoăn trên gương mặt cô giáo, vị phụ huynh tiếp lời: – Món quà nhỏ thôi cô! Cô cứ nhận đi.

Đột ngột quá! Ranh giới mong manh quá! Chỉ 0,1 điểm, mình nhích lên một ly thôi là có ngay “lộc trời, lộc nghề”. Mà có ai biết đâu! Mình vẫn “trong sạch”, vẫn mỗi ngày lên lớp dạy học sinh về lễ giáo, đạo đức, về những phẩm chất của người công dân tốt… Một bên là lương tâm nhà giáo không cho phép, một bên là cám dỗ vật chất! Trong trường, các thầy cô khác chắc cũng gặp tình cảnh tương tự như mình. Chỉ có mình với phụ huynh biết. Hay là nâng đại 0,1 điểm đi, có mất mát gì đâu mà lại được quà “chất lượng cao”. Nhưng, họ “mua” danh dự của mình rẻ vậy sao? Nếu mình nhận, họ sẽ nhìn mình bằng nửa “con mắt mang hình viên đạn”. Cô Hà bỗng rùng mình, và như có một sức mạnh vô hình thôi thúc, cô gạt nhẹ chiếc hộp qua một bên, nói: – Cảm ơn chị quan tâm. Điện thoại em có rồi. Chị cứ mang về xài. Bị từ chối đột ngột, vị phụ huynh “không mời mà đến nhà” vội vàng cáo từ rồi đi thẳng ra ngõ, nơi có chiếc xe 4 bánh đang chờ.

Sáng hôm sau, cô Hà vào trường tiếp tục những công việc còn lại đang làm dở dang ngày trước. Cả trường tất bật, cộng với tiếng ve báo hiệu hè về, lòng người cũng nao nao, bồn chồn khó tả vì một năm học sắp kết thúc. Đang chăm chú làm sổ điểm thì cô văn thư đến, cho biết thầy hiệu trưởng mời cô lên phòng có công việc chút xíu. Khi cô đến phòng hiệu trưởng, thấy vị phụ huynh hôm qua chờ sẵn. Hình như chị ấy đã trình bày chuyện xin nâng điểm cho con với thầy hiệu trưởng. Cô Hà gật đầu chào mọi người. Sau lời giới thiệu của thầy hiệu trưởng, cô Hà mới biết vị phụ huynh này là vợ của một quan chức tầm cỡ ở địa phương; cũng có “tiếng nói” với ngành giáo dục, với nhà trường.

– Chuyện là thế này, thầy hiệu trưởng đưa tay về phía vị phụ huynh, chị Hai muốn cô giúp đỡ cháu Tài, chỉ một lần này thôi. Cũng vì tương lai sau này của cháu, là niềm hy vọng của gia đình. Đâu có nhiều nhặn gì, điểm của cháu khá cao, chỉ cần 0,1 thôi. Nếu điểm số xa quá, chắc chị Hai cũng không làm phiền đến tui, đến cô đâu.

Cô Hà lúc này cũng khá rối! Một bên là thầy hiệu trưởng nổi tiếng… gia trưởng, “quyền sinh sát” trong tay; một bên là giáo viên không có ai thân thích “làm quan” cả. Nếu có chuyện gì xảy ra, như bị “trù ếm” chẳng hạn, biết có ai “chống lưng” cho mình đây? Lấy lại sự bình tĩnh, cô Hà nói rằng, đúng là điểm số của cháu Tài khá cao, nhưng cũng khó lắm thầy ạ! Giờ nếu nâng lên thành điểm giỏi, học sinh trong lớp biết hết thì giáo viên giải thích thế nào với các học sinh đây?

Thầy hiệu trưởng tiếp lời: – Còn ba ngày nữa là các công việc vô điểm hoàn tất. Cô xem có cách nào thì giúp cho phụ huynh cũng là giúp cho trường trong công tác đối ngoại. Trường không thể đứng một mình mà còn có mối quan hệ ràng buộc với các ban ngành khác.

– Thầy cho em về nhà suy nghĩ thêm, được hay không em sẽ báo với thầy sau. Cô Hà dùng kế “hoãn binh” để tìm cách vượt qua thử thách này. Nếu ngày xưa, nhà thơ Phùng Quán từng viết: “Người làm xiếc đi trên dây rất khó/ Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn/ Đi trọn đời trên con đường chân thật!”, thì đối với người giáo viên cũng vậy. Đó là: “Người làm xiếc đi trên dây rất khó/ Nhưng chưa khó bằng làm giáo viên/ Đi trọn đời trên con đường chân thật!”.

Về nhà, cô Hà suy nghĩ mông lung lắm! Hay là mình báo cho công đoàn trường? Không được! Công đoàn chỉ là… cánh tay nối dài của hiệu trưởng. Hay là mình báo cho tổ chuyên môn xử lý? Cũng không xong, bởi vì chuyện chuyên môn là của cá nhân, không ai can thiệp vào chuyên môn của ai được. Thấy vợ cứ đi ra đi vào, chồng cô Hà (cũng là giáo viên, dạy môn toán ở trường gần nhà) liền hỏi lý do. Cô Hà cho chồng biết sự việc thầy hiệu trưởng nhờ vả nâng điểm cho con một vị phụ huynh. Nghe xong, chồng cô Hà cười lớn: – Tưởng chuyện gì lớn lao quá tầm. Hết sức đơn giản, em nói với thầy hiệu trưởng cho văn thư đánh máy văn bản đề nghị nâng điểm cho học sinh Tài từ 7,9 lên 8,0; hiệu trưởng ký tên và đóng mộc đỏ. Nếu làm được như vậy, em nâng điểm liền trong 30 giây!

Khi thầy hiệu trưởng gọi điện thoại hỏi kết quả nâng điểm thế nào rồi, cô Hà liền đề nghị thầy làm văn bản như trên thì hiệu trưởng tự động cúp máy. Cô Hà chợt tỉnh người trước cao kiến của chồng, cảm thấy nhẹ người như vừa trải qua một nồi xông lá thuốc cảm! Nghề dạy học giờ thật khó – cô Hà tự nhủ – không những khó từ thay đổi chương trình, thay đổi cách dạy mà nhiều khi còn rất khó để vượt qua cám dỗ vật chất, vượt qua ranh giới quá mong manh. Nó mong manh như 0,1 điểm – nếu cộng vào từ 7,9 thành 8,0 – trở thành “Học sinh giỏi” xét tuyển thẳng vào ĐH; còn nếu để nguyên thì thành “Học sinh tiên tiến”, phải lao vào ôn thi vượt qua bao cửa ải mà chưa chắc đã “vượt vũ môn hóa rồng”.

Ranh giới mỏng manh thôi, nếu nhảy không qua sẽ rớt vào vực thẳm của bi kịch nghề nghiệp: mình tự lừa dối mình thì còn dạy được ai?

Hng Lam Sơn

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)