Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Rau cần tốt cho người cao huyết áp

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Rau cần được sử dụng khá phổ biến khi nấu canh và các món lẩu nhưng ít ai biết loại rau này còn có giá trị chữa bệnh.
Cũng như trong nhiều loại rau quả khác, hàm lượng các chất dinh dưỡng phân bố trong rau cần không đều, thí dụ các chất protit và hợp chất đường (gluxit), caroten, vitamin C có trong lá rau cao hơn hẳn trong thân cây rau.

Ngược lại, các chất khoáng như canxi, photpho, sắt… lại tập trung trong thân cây nhiều hơn. Vì vậy, khi chế biến thức ăn, nên chú ý sử dụng cả lá và thân cây rau để không lãng phí chất dinh dưỡng.
Ngoài giá trị về ăn uống, rau cần còn là vị thuốc tốt được Đông y dùng từ lâu. Trong sách "Lĩnh Nam bản thảo", Hải Thượng Lãn Ông đã xác định rau cần tính bình, không độc, ngọt, thơm ngon; Có tác dụng dưỡng huyết, lợi trường, thanh nhiệt độc, chỉ băng, giải khát, ích tâm thần.
Rau cần còn là vị thuốc tốt. Ảnh: Anan
 Theo nhiều sách thuốc cổ, rau cần có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bình gan, thanh nhiệt, trừ phong, lợi thấp, tỉnh não, kiện thần, nhuận phế, nên có thể dùng chữa các chứng cao huyết áp, xơ cứng mạch máu, suy nhược thần kinh, kinh nguyệt không đều. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh bằng rau cần rất đơn giản:
Chữa tăng huyết áp: Lấy 50 – 60g rau cần cả cây, sắc lấy nước , chia làm 3 lần uống hằng ngày, khi thấy huyết áp ổn định thì thôi, không dùng kéo dài.   
Chữa phong thấp: Lấy 1kg toàn cây rau cần, phơi khô, mỗi lần dùng 150g, sắc với 3 bát nước còn lấy một bát, chia làm 3 lần uống trong ngày lúc thuốc còn nóng. Khi dùng thuốc này không ăn những thức ăn sống, lạnh, như dưa chuột, giá…
Chữa bí tiểu tiện: Lấy 50g rau cần, rửa sạch, vò nát, hãm trong ấm tích hoặc trong phích nước, uống đều trong ngày.
Chữa da lở loét: Lấy 30g lá rau cần, rửa sạch, giã nát, đắp lên chỗ đau. Khi chỗ lở loét đã khô, lấy nước cốt rau cần bôi lên thường xuyên sẽ chóng lên da non, thành sẹo đẹp.
Chữa viêm miệng, viêm họng: Lấy 40 – 50g rau cần tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt thêm ít muối súc miệng. Trường hợp viêm họng, có thể ngậm nước thuốc trong miệng, nuốt nước dần.
BS Kim Minh / Khoa học & Đời sống

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)