Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Rau mồng tơi tốt nhưng có 4 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn nhiều

Tạp Chí Giáo Dục

Rau mồng tơi từ lâu được biết đến là loại rau mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe, giúp phòng chống được nhiều bệnh. Tuy nhiên, rau mồng tơi chỉ tốt nếu bạn ăn điều độ và đúng cách.
Với một số người, nếu lạm dụng rau mồng tơi sẽ khiến bệnh nặng thêm. Dưới đây là những tác hại của rau mồng tơi nếu ăn sai cách.
Lợi ích của rau mồng tơi với sức khỏe
Thanh nhiệt, giải độc, chữa táo bón
Lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội uống một lần. Sau vài lần uống sẽ đại tiện dễ. Hoặc rau mồng tơi 500 g, cho mắm, muối, tương nấu thành canh ăn cơm hàng ngày. Sử dụng vài ngày là đại tiện sẽ thông, không còn táo bón.
Rau mồng tơi giàu vitamin A
Hàm lượng tiêu thụ vitamin A khuyến cáo hàng ngày là 2.310 IU cho phụ nữ và 3.000 IU cho nam giới. Với 510 IU của vitamin A, rau mồng tơi là một trong những cách tốt để đạt mức tiêu thụ mỗi ngày.
Ngoài ra, vitamin A rất tốt cho hệ thống miễn dịch, giúp tạo ra các tế bào bạch cầu để ngăn ngừa vi khuẩn và virus. Hoạt động của hệ thống sinh sản, xương và thị lực cũng dựa vào một lượng vitamin A cần thiết của cơ thể.
Hàm lượng canxi cao trong mồng tơi giúp xương và răng chắc khỏe.
Hàm lượng canxi cao trong mồng tơi giúp xương và răng chắc khỏe.
Rau mồng tơi ngăn ngừa loãng xương
Hàm lượng canxi cao trong mồng tơi giúp xương và răng chắc khỏe, cải thiện cơ bắp, hệ thần kinh và các hormone trong cơ thể. Điều này giúp ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.
Hầu hết người trưởng thành cần bổ sung khoảng 1.000-1.200 mg canxi mỗi ngày, trong khi đó mồng tơi có thể cung cấp 55 mg canxi trong một khẩu phần nhỏ.
Rau mồng tơi tốt cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Axit folic là một trong những loại vitamin B quan trọng đối với phụ nữ mang thai vì nó ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh như tật nứt đốt sống. Nó cũng tham gia vào việc tạo ra các tế bào mới, tăng cường sức khỏe tim mạch và phòng chống ung thư.
Sắt cũng là dưỡng chất trong mồng tơi rất có lợi cho phụ nữ mang thai. Một phần mồng tơi nhỏ chứa khoảng 0,98 mg sắt, cung cấp từ 5,4-12% lượng sắt cần thiết mỗi ngày cho cơ thể.
Những người không nên ăn rau mồng tơi
Người bị tiêu chảy, đại tiện lỏng
Dân gian thường dùng rau mùng tơi làm rau ăn cho mát, thêm tân dịch, khỏi khô háo và chống táo bón do mùng tơi có tính hàn lại nhuận tràng. Nhưng cũng tính vì đặc tính này mà người đang bị tiêu chảy, đại tiện lỏng không nên ăn. Nếu cố tình ăn phải, mùng tơi sẽ là nguyên nhân khiến cho bệnh càng thêm nặng.
Rau mồng tơi dễ tạo ra mảng ố bám trên răng, do các axit oxalic trong rau mồng tơi không hòa tan trong nước. Do đó, những người mới lấy cao răng nên kiêng rau mồng tơi 1- 2 tuần.
Người bị sỏi thận
Rau mồng tơi chứa nhiều purin, hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axít uric làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Các axít oxalic trong rau mồng tơi làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển.
Do đó, người bị sỏi thận nên tránh ăn rau mồng tơi.
Rau mồng tơi rất tốt nhưng không phải ai cũng có thể ăn được.
Rau mồng tơi rất tốt nhưng không phải ai cũng có thể ăn được.
Người mới lấy cao răng
Rau mồng tơi dễ tạo ra mảng ố bám trên răng, do các axit oxalic trong rau mồng tơi không hòa tan trong nước.
Do đó, những người mới lấy cao răng nên kiêng rau mồng tơi 1-2 tuần.
Rau mồng tơi an toàn thường có màu xanh hơi vàng chứ không xanh mướt, xanh đậm như các rau phun thuốc hóa học. Lá có phiến ngắn, dày, phát triển cân đối với phần thân. Thân rau giòn, rắn chắc không bóng mượt như các cây rau được phun thuốc kích thích tăng trưởng.
Người bị đau dạ dày
Rau mồng tơi chứa hàm lượng cao chất xơ; một chén rau mồng tơi nấu chín có chứa 6g chất xơ. Mặc dù chất xơ rất cần thiết trong quá trình thúc đẩy tiêu hóa, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều cùng một lúc có thể khiến dạ dày khó chịu.
Cũng chính vì đặc tính này của rau mồng tơi nên người tỳ vị hư hàn (lạnh bụng), tiêu chảy, đại tiện lỏng nên hạn chế sử dụng. Nếu cố tình sử dụng rau mồng tơi, tình trạng bệnh sẽ càng thêm nặng.
Những lưu ý cần ghi nhớ khi ăn rau mồng tơi
Rau mồng tơi an toàn thường có màu xanh hơi vàng chứ không xanh mướt, xanh đậm như các rau phun thuốc hóa học. Lá có phiến ngắn, dày, phát triển cân đối với phần thân. Thân rau giòn, rắn chắc không bóng mượt như các cây rau được phun thuốc kích thích tăng trưởng.
Rau mồng tơi khi kết hợp với thịt bò sẽ mất đi tính nhuận tràng, tiêu hóa kém hơn. Những người bị táo bón nếu kết hợp hai thực phẩm này với nhau sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng.
Rau mồng tơi chế biến xong phải ăn hết, nếu thừa đổ đi chứ không để ăn lại vì rất dễ bị ngộ độc.
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)