Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Rèn cách quản trị cảm xúc để gần con hơn

Tạp Chí Giáo Dục

Không ít bc cha m nhiu khi vì quá mt mi và căng thng, k năng qun tr cm xúc hn chế, nên h đã biến con thành nơi đ trút nhng cơn bc tc, gin di. Con tr thế “bt lc” nên phi gánh chu mt cách đáng thương. Nhng ln vô c b cha m trút gin như thế lp đi lp li nhiu ln khiến con tr “ghim” trong đu và vn nh như in nhng điu không tích cc. Khi có dp chúng li bc phát nên nhng hành vi không mong mun. Vì vy, khi cha m thc hin quá trình giáo dc con hay trong gia đình và bn thân có nhng biến c, đa tr không chu nghe theo nhng ngưi đã tng biến con thành cái thùng đ hng nhng “ni bc dc” ca riêng mình.


Cha m
 hãy vì s phát trin nhân cách ca con mà kim soát tt cm xúc và các hành vi ng x ca mình trưc các tình cnh khác nhau. Ảnh: IT

H ly

Những đứa trẻ thường xuyên bị cha mẹ trút giận vì thiếu kỹ năng quản trị cảm xúc khi lớn lên sẽ rất dễ nảy sinh tâm lý “giận cá chém thớt”, bắt chước một cách vô thức. Việc phải uốn nắn điều chỉnh những hành vi của con là khá khó khăn vì trẻ sẽ “thẩm thấu” những cử chỉ, điệu bộ đã bắt chước phản ứng giống hệt người đã trút “bầu tâm sự” lên nó. Mỗi khi cha/mẹ của trẻ có chuyện buồn bực ở cơ quan là về đến nhà la hét, chửi mắng con trẻ, có khi lôi con trẻ ra đánh tới tấp bởi những lý do rất vặt vãnh. Người lớn còn biết cách giải tỏa stress sau những căng thẳng, mệt mỏi chứ con trẻ thì lãnh đủ bởi chúng chưa có được những kỹ năng để chế ngự, chống chọi. Chúng sẽ “ghim” tất cả những hành vi “đổ vạ” đó, khi có cơ hội sẽ “bung” ra để giải tỏa nỗi ức chế, ấm ức trong lòng. Thậm chí trẻ sẽ còn phản ứng hung hãn hơn vì kỹ năng kiềm chế cảm xúc của chúng còn non nớt. Đó là do cơ chế lây lan và bù trừ cảm xúc cho những tổn thương tình cảm ở bản thân; ban đầu trẻ phản ứng để giải tỏa những bực bội, oan ức… nhưng lâu dần sẽ hình thành ở trẻ những thói quen, những nét tính cách thô lỗ cộc cằn, hung hăng, dễ gây hấn, đánh bạn. Với thói quen cư xử nóng tính, thiếu kiềm chế trẻ bắt chước từ người lớn, trẻ sẽ gặp khó khăn trong quan hệ với bạn bè và những người xung quanh.

Qun tr hiu qu cm xúc, nuôi lòng nhân ái cho con

Con cái hay nhìn vào tấm gương cha mẹ để học hỏi và bắt chước, bất kể đó là tấm gương tốt hay xấu. Một điều đáng băn khoăn của không ít bậc phụ huynh là: Tại sao trẻ đã từng là “nạn nhân” với biết bao ấm ức trong lòng khi bị thành “thùng rác” để cha mẹ trút giận vô cớ vào đầu, thế nhưng trẻ lại bắt chước và hành xử giống cha mẹ trong cuộc sống? Thực tế, những thứ cứ lặp đi lặp lại nhiều lần trong vô thức sẽ khiến trẻ có những hành vi phóng chiếu ra ngoài khi ứng xử với người khác mà chính trẻ khó lòng kiểm soát được. Đồng thời, trẻ vốn suy nghĩ đơn giản cứ nghĩ rằng trong cuộc sống khi va vấp những ức chế, chỉ cần có cách “đổ” sang người khác là được. Gieo nhận thức gặt cảm xúc và hành động, trẻ nhận thức thế nào thì bộc lộ cảm xúc và hành động như thế ấy mà không phân biệt đúng/ sai; phải trái. Những đứa trẻ này lớn lên sẽ thường có thái độ và cách cư xử ngang bướng, hống hách hoặc tự ti vì mình không được khéo léo như người khác. Vì thế, khả năng hòa nhập và thành công trong cuộc sống của chúng không tốt và hiệu quả như những đứa trẻ được sống trong môi trường hài hòa.


Cha m
 nên đng viên khi tr ng x tt, đng thi nhn din nhng phng sai lch ca con mà có bin pháp giáo dc phù hp. Ảnh: IT

Ngay t khi tr còn rt nh, tr rt d bt chưc, “lây nhim” mà chưa phân bit đưc đúng sai, tt xu. Cha m hãy vì s phát trin nhân cách ca con mà kim soát tt cm xúc và các hành vi ng x ca mình trưc các tình cnh khác nhau. Nên đng viên khi tr ng x tt, đng thi nhn din nhng phng sai lch ca con mà có bin pháp giáo dc phù hp.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ có cha mẹ xử lý tế nhị, hài hòa trong các mối quan hệ và thực hiện tốt vai trò giáo dục cảm xúc, trẻ sẽ nhã nhặn với bạn bè, ít gặp xung đột trong cuộc sống, sống thân thiện, hòa đồng. Bên cạnh đó, nếu sống với cha mẹ có kỹ năng quản lý cảm xúc tốt, ý chí nghị lực của trẻ cũng vững vàng hơn khi đối diện với những khó khăn, trở ngại hay những cú sốc trong cuộc sống. Do đó, khi cha mẹ biết tự kiểm soát tốt cảm xúc của mình, sẽ là “phương tiện” để dạy con khả năng tự điều tiết, kiềm chế cảm xúc tiêu cực, cũng cần giúp trẻ biết sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt suy nghĩ và mong muốn của bản thân, để người khác hiểu mình tốt hơn, toàn diện và chính xác hơn.

Ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ, trẻ rất dễ bắt chước, “lây nhiễm” mà chưa phân biệt được đúng sai, tốt xấu. Cha mẹ hãy vì sự phát triển nhân cách của con mà kiểm soát tốt cảm xúc và các hành vi ứng xử của mình trước các tình cảnh khác nhau. Nên động viên khi trẻ ứng xử tốt, đồng thời nhận diện những phản ứng sai lệch của con mà có biện pháp giáo dục phù hợp.

Chỉ có cha mẹ biết cách quản lý tốt cảm xúc thì mới dạy trẻ cư xử tinh tế với những xúc cảm của người khác, qua đó hình thành lòng nhân ái, sự bao dung và tinh thần trách nhiệm.

Trong cuộc sống, không thể tránh khỏi những nỗi lo cơm áo gạo tiền. Nhất là trong thời điểm cả nước chúng ta gồng mình chống dịch, cả người lớn và trẻ con đang gánh chịu áp lực từ nhiều phía. Nhưng các bậc cha mẹ hãy cùng trẻ tìm những nơi hoặc những hoạt động lành mạnh hơn để giải tỏa những vướng mắc, ấm ức, bực tức trong lòng. Chẳng hạn, như chơi thể thao, nghe nhạc, thỉnh thoảng tụ tập bạn bè, tâm sự với người bạn đời… Nếu quá mệt mỏi và căng thẳng, các bậc cha mẹ cũng không nên ngần ngại trao đổi với các chuyên gia tâm lý để tìm cách giải quyết, tháo gỡ những nút thắt trong lòng. Dù cuộc sống có bao nhiêu bộn bề lo toan thì cha mẹ đừng nên biến con thành nơi để “xả” tất cả những nỗi bực dọc trong lòng. Trẻ con chỉ biết hứng chịu chứ không thể giúp người lớn giải tỏa nỗi buồn. Trẻ sinh ra là để được yêu thương. Cha mẹ hãy cư xử với trẻ bằng tất cả lòng kiên nhẫn và sự tôn trọng sẽ giúp trẻ học hỏi cách cư xử hợp lý, qua đó làm phong phú đời sống tình cảm của trẻ. Tất cả là vì tương lai con em chúng ta.

Lê Phm Phương Lan
(Ging viên tâm lý)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)