Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn văn gồm phần bắt buộc (1 câu 2 điểm, 1 câu 3 điểm) và phần tự chọn (1 bài nghị luận văn học 5 điểm). Để làm tốt câu 2 điểm, tôi đã tập trung ôn tập phần tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tất cả các tác phẩm được học trong SGK lớp 12. Đồng thời, tôi cũng nắm rõ nội dung những tác phẩm mà nhan đề có ý nghĩa đặc biệt như Thuốc của Lỗ Tấn, Rừng Xà nu của Nguyễn Trung Thành… Câu 3 điểm là câu nghị luận xã hội. Tôi đã ôn luyện bằng cách tập làm bài dựa theo các đề văn giáo viên cho hoặc có trong các sách tham khảo. Việc rèn luyện các dạng đề giúp tôi làm quen với cấu trúc của dạng đề nghị luận tư tưởng, đạo lý và dạng đề nghị luận hiện tượng đời sốngnênkhi vào phòng thisẽ không bị rơi vào tình trạng viết mông lung hoặc không biết viết gì.
Với câu 5 điểm, ngoài phần chuẩn bị kiến thức, tôi tập trung nhiều thời gian vào việc rèn luyện kỹ năng làm bài bởi nếu chỉ học bài thôi thì không thể trình bày bài làm một cách mạch lạc, nhuần nhuyễn. Trong một tác phẩm văn xuôi thường có những chi tiết đặc biệt mang ý nghĩa then chốt và sẽ được hỏi đến trong đề thi. Để nhớ được chi tiết này, tôi thường đọc kỹ tác phẩm, xác định vấn đề cơ bản và đặt ra nhiều tình huống câu hỏi. Về thơ, đề thi nhiều năm gần đây thường cho một đoạn trích hoặc cả bài để từ đó yêu cầu phân tích, bình giảng. Do đó, khi ôn tập về thơ, tôi nắm chắc hoàn cảnh sáng tác, nội dung, cảm hứng chủ đạo của một bài/ đoạn, phát hiện tác giả sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện cảm hứng chủ đạo đó…
Võ Thị Hường
(Thủ khoa khối C Trường ĐH KHXH&NV năm 2011)
(Thủ khoa khối C Trường ĐH KHXH&NV năm 2011)
Bình luận (0)