Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Robot của NASA bị cấm lại gần nguồn nước trên sao Hỏa

Tạp Chí Giáo Dục

Mặc dù phát hiện ra nguồn nước nhưng các robot của NASA sẽ không được lại gần khu vực này để thu thập dữ liệu vì nguy cơ lây lan các vi khuẩn có hại từ trái đất.
Gần đây, các nhà khoa học của NASA đã công bố một thông tin gây chấn động giới khoa học, đó là việc tìm thấy nước ở dạng lỏng trên sao Hỏa. Mặc dù đưa ra những bằng chứng hết sức thuyết phục về phát hiện mới này, sự tồn tại của các dòng nước sẽ không bao giờ được khẳng định 100% đến khi con người có thể chạm vào và phân tích nó. Tất nhiên, ở thời điểm hiện tại, khi con người không thể làm được điều đó, các nhà khoa học chỉ có thể nghiên cứu một cách gián tiếp, thông qua các robot thám hiểm mà thôi.
Tuy nhiên, có một tin không vui cho NASA là việc sử dụng robot đến từ trái đất cũng đang bị cấm. Hiện tại, robot thám hiểm tự hành mang tên Curiosity của NASA đang ở cách địa điểm phát hiện nguồn nước khoảng 50km, nhưng nó không được phép lại gần bất kỳ nơi nào gần đó bởi một Hiệp ước quốc tế đã được Mỹ ký kết vào năm 1967.
Robot của NASA bị cấm lại gần nguồn nước trên sao Hỏa
Đó là Hiệp ước về các nguyên tắc quản lý hoạt động của các quốc gia trong việc khám phá và sử dụng hòa bình thượng tầng không gian, bao gồm cả Mặt trăng và các Thiên thể khác (hiệp ước này được biết đến với tên gọi Outer Space Treaty – Hiệp ước thượng tầng không gian). Hiệp ước này có quy định cấm những hành vi “lây lan” vi khuẩn từ trái đất tới các hành tinh khác trong vũ trụ, tức mọi thiết bị đến gần những nguồn nước (môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi nảy nở) đều phải được vô trùng.
Trong khi đó, để tới được bề mặt sao Hỏa, robot tự hành Curiosity đã phải trải qua 225 triệu km từ trái đất và theo cách thức mà nó có thể “thu thập” bụi bẩn và tất cả các loại vi sinh vật trên đường nó qua.
“Chúng ta phải đặc biệt cẩn thận để tránh làm nguồn nước ô nhiễm bởi những thứ đến từ trái đất”, Rich Zurek, một nhà khoa học của NASA nói. “Robot tự hành của chúng tôi không được tiệt trùng đến mức độ cần thiết để có thể tiếp cận các nguồn nước lỏng có thể đang tồn tại”.
Không phải là NASA không thể khử trùng các thiết bị của mình. Nhà sinh vật học của UNSW – Malcolm Walter cho biết, họ có thể quét sạch tất cả mọi vi khuẩn ra khỏi Curiosity bằng cách chiếu bức xạ cực tím và bức xạ nhiệt cực mạnh. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ khiến các thiệt bị điện tử của robot hư hại. “Để có thể hoàn toàn vô trùng robot, họ sẽ phải sự dụng bức xạ ion hóa hoặc bức xạ nhiệt cực mạnh. Cả hai sẽ làm hỏng thiết bị điện tử”, Walter nói. “Vì vậy, các robot chỉ có thể di chuyển trong những vùng quy định”.
Vậy giải pháp là gì?
Chúng ta đều biết rằng NASA đang có kế hoạch gửi con người lên sao Hỏa lần đầu tiên vào giữa năm 2030, do đó, một số phi hành gia may mắn sẽ có thể tự xem xét nước lỏng với chính đôi mắt của mình. Một lựa chọn khác là gửi những robot có khả năng lắp ráp các robot mới ít nguy cơ gây ô nhiễm hơn. Năm ngoái, NASA thông báo rằng họ đang phát triển một loại robot có thể in 3D cơ sở hạ tầng trên sao Hỏa, vì vậy điều này cũng có thể là một khả năng.
TT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)