Robot Schiaparelli của Cơ quan hàng không châu Âu (ESA) phối hợp với Cơ quan vũ trụ Nga Roscomos đã đáp an toàn xuống bề mặt sao Hỏa lúc hơn 23h39 ngày 19/10, giờ VN.
Như vậy, sau khi bay hơn 500 triệu km từ trái đất, robot Schiaparelli nặng 600kg đã đáp xuống sao Hỏa an toàn.
Robot Schiaparelli mất sáu phút kể từ khi đi vào khí quyển sao Hỏa đến khi đáp xuống bề mặt. Trong thời gian này, robot Schiaparelli phải dùng kết hợp một khiên chống nhiệt và kết hợp với nhiều tên lửa đẩy để "hạ cánh" an toàn đến bề mặt sao Hỏa bằng bụng.
Các nhà khoa học của ESA vui mừng khi nhận được tín hiệu của robot Schiaparelli từ sao Hỏa
Ngay sau khi đáp xuống sao Hỏa, robot Schiaparelli đã phát ra tín hiệu UHF (các tín hiệu ở tần số rất cao) và được trạm thu thanh tại Ấn Độ bắt được, rồi chuyển về Darmstadt, Đức.
Nhiệm vụ của Shiaparelli chỉ kéo dài vài ngày, đó là sử dụng tất cả pin còn lại để đo đạc các thông số khí quyển tại sao Hỏa. Tàu mẹ chở Shiaparelli sẽ tiếp tục bay xung quanh quỹ đạo sao Hỏa để thu thập thông tin về khí metan cũng như nhiều loại khí khác hòng lần ra dấu vết sự sống.
Nhiệm vụ của Schiaparelli đáp xuống sao Hỏa không phải là nghiên cứu mà đóng vai bản nháp của ESA để thực hiện một nhiệm vụ lớn hơn, đưa một robot sáu bánh đến sao Hỏa vào năm 2021.
Robot Schiaparelli
Khi robot Schiaparelli đáp thành công, ESA sẽ dùng tất cả thông số của Schiaparelli áp dụng cho robot sáu bánh – dự kiến đáp xuống sao Hỏa năm 2021. Nhiệm vụ của robot sáu bánh sử dụng năng lượng mặt trời này là khoan sâu vào bề mặt sao Hỏa để tìm kiếm dấu vết sự sống.
Năm 2014, robot Curiosity của NASA phát hiện ra một hồ chứa khí metan khổng lồ tại sao Hỏa. Và các nhà khoa học của ESA hi vọng nhiệm vụ của robot trong năm 2021 sẽ giúp khám phá ra từ đâu có được hồ khí metan này.
HT (theo khoahoc.tv)
Bình luận (0)