“Robot văn phòng” – RPA (robotic process automation) ngày càng được nhiều doanh nghiệp sử dụng để phân bổ lại nguồn lực một cách hợp lý, đồng thời tối ưu hóa chi phí. Đây là robot phần mềm mô phỏng thao tác của con người, tự động thực hiện công việc văn phòng thường xuyên, lặp lại và có khối lượng lớn.
Một nghiên cứu của Deloitte về RPA năm 2018 trên 400 doanh nghiệp toàn thế giới cho thấy, RPA giúp tiết giảm 59% chi phí với thời gian hoàn vốn dưới một năm. Lợi ích này đang làm cho RPA ngày càng trở nên thông dụng.
Một hệ thống RPA đang được nhiều doanh nghiệp dùng là Office Robot – dòng sản phẩm đến từ Nhật Bản. Nhiều doanh nghiệp xem đây là một công cụ cải tiến kinh doanh.
Phạm vi ứng dụng rộng
Theo đơn vị phân phối sản phẩm NTT DATA, Office Robot có thể tự động hóa trên tất cả các ứng dụng hoạt động trên Windows từ trình duyệt web (IE, Chrome, Firefox…) Microsoft Office (Excel, Word, Access, Outlook…) đến các nền tảng ứng dụng phức tạp như ERP, OCR, thanh toán điện tử, hệ thống nghiệp vụ độc lập…
Dễ sử dụng
“Người dùng không cần kiến thức lập trình hay môi trường đặc biệt mà có thể sử dụng sau khi chạy file cài đặt Robot”, đại diện NTT nói. Kịch bản chạy Robot được xây dựng tự động thông qua chức năng ghi lại thao tác của người dùng và có thể chỉnh sửa các điều kiện hoạt động trên màn hình với thao tác kéo thả chuột. Office Robot cũng có sẵn một thư viện kịch bản để người dùng ứng dụng cho nghiệp vụ của mình.
Linh hoạt với nhu cầu của doanh nghiệp
Office Robot cho phép bắt đầu từ quy mô nhỏ chỉ với một license (bản quyền) và có thể mở rộng phạm vi áp dụng sau khi thấy rõ hiệu quả mà không làm xáo trộn quy trình nghiệp vụ. Sự linh hoạt này góp phần giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp khi ra quyết định đầu tư vào công nghệ mới. Các loại license và mô hình ứng dụng đa dạng của Office Robot giúp sản phẩm phù hợp với nhiều nhu cầu và điều kiện khác nhau của doanh nghiệp.
+ 4 dòng điện thoại Trung Quốc nghi đánh cắp dữ liệu có bán tại Việt Nam?
Mới đây, Văn phòng Bảo mật thông tin Liên bang Đức (BSI) vừa đưa ra cảnh báo bảo mật tới người dùng sau khi phát hiện 4 mẫu điện thoại đang bán tại nước này, gồm Doogee BL7000, M-Horse Pure 1, Keecoo P11 và VKworld Mix Plus bị nhiễm phần mềm độc hại cài sẵn trong firmware. Cả 4 smartphone đều chạy Android, xuất xứ tại Thâm Quyến (Trung Quốc) và thuộc phân khúc giá rẻ.
Trong 4 dòng điện thoại nói trên, điện thoại Doogee BL7000 được giới thiệu phổ biến nhất tại Việt Nam. Hồi cuối năm 2017, một loạt hệ thống cửa hàng, siêu thị điện thoại lớn như: Quang mobile, Thế giới Di động… đều giới thiệu mẫu điện thoại này. Giá bán là 3,4 triệu đồng/chiếc.
Ở thời điểm cách đây 2 năm, Doogee BL7000 được đánh giá là chiếc smartphone pin khủng “mỏng” 7.060 mAh, RAM 4GB – Rom 64 và camera kép 13MP xóa phông như iPhone 7 Plus. Doogee BL7000 sử dụng khung viền kim loại, mặt lưng sần, chống trơn. Kích thước của máy lần lượt là 156x76x11 mm, trọng lượng 220 g. Nút Home tích hợp cảm biến vân tay 1 chạm cho tốc độ mở khóa màn hình trong 0,2 giây.
Trong khi đó, điện thoại Keecoo P11 siêu mỏng lại có thể mua dễ dàng từ các website trực tuyến với giá rất rẻ, ship đến tận nơi.
Điện thoại M-Horse Pure 1 từng được một số hệ thống bán lẻ máy tính giới thiệu năm 2017 với giá khoảng 2,3 triệu đồng/chiếc.
Điện thoại VKworld Mix Plus cũng đến tay người dùng Việt Nam với giá chỉ khoảng 2 triệu đồng.
Tuy nhiên, xét về mức độ sử dụng phổ biến, Doogee BL7000 từng được nhiều người mua hơn cả. Đến thời điểm hiện tại, những chiếc điện thoại này gần như không có mẫu mới tại thị trường Việt Nam, mà chỉ còn máy cũ. Tuy nhiên, người sử dụng những chiếc điện thoại này rất có thể bị lộ thông tin.
Q.Đ (tổng hợp)
Bình luận (0)