Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Rối loạn tâm lý học đường… hậu Covid-19

Tạp Chí Giáo Dục

Sau thi gian nhim Covid-19, mt hc sinh lp 11 cho biết em rt hay đau đu, có nhng lúc cm thy cô đơn ghê gm. T mt hc sinh năng đng, em tr nên trm tính hơn…


Nhiu hc sinh sau thi gian nhim Covid-19 thưng gp các vn đ v tâm lý, hc tp sa sút (nh minh ha)

Cm thy cô đơn, hc tp sa sút

Đây là câu chuyện thực tế xảy ra tại một trường THPT trên địa bàn TP.HCM. Kể lại câu chuyện này, Hiệu trưởng nhà trường cho biết từ một học sinh học rất giỏi, chơi thể thao rất tốt, nhưng sau khi nhiễm Covid-19, em học sinh trên trở nên trầm tính hơn, kết quả học tập cũng giảm sút. “Trường hợp này phụ huynh là người phát hiện ra khi học sinh bày tỏ cảm giác chán nản, không còn hứng thú học hành. Em cho biết rất hay bị đau đầu, có những lúc cảm thấy cô đơn ghê gớm. Phụ huynh đã liên hệ với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường. Ngay lập tức, nhà trường và giáo viên chủ nhiệm đã cùng với phụ huynh tổ chức gặp gỡ học sinh để lắng nghe những vấn đề mà em đang gặp phải, từ đó cùng phối hợp với gia đình, giúp em vượt qua giai đoạn này”, vị hiệu trưởng chia sẻ. Sau câu chuyện này, vị hiệu trưởng cho biết nhà trường đã chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn có nhiều sự quan tâm hơn nữa đến những học sinh từng là F0 không chỉ trong học tập mà còn cả vấn đề tâm lý, sức khỏe để kịp thời hỗ trợ các em. “Quan trọng hơn cả là người đứng đầu nhà trường phải tạo cảm xúc tích cực đến đội ngũ giáo viên và học sinh, phụ huynh. Chính những điều tích cực, sự quan tâm động viên của thầy cô giáo sẽ là liều thuốc tinh thần giúp các em mạnh mẽ hơn”, vị hiệu trưởng nhấn mạnh.

Thầy Đỗ Đình Đảo (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, Q.4) nhận định, rối loạn tâm lý học đường hiện đang là thực trạng diễn ra ở tất cả các trường học. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn tâm lý học đường, có thể xuất phát từ phía gia đình, nhà trường, xã hội với áp lực học tập, thi cử, bạo lực học đường… Dù vậy, thực tế là còn nhiều học sinh chưa nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ gia đình, nhà trường khi rơi vào những rối loạn tâm lý. Nhất là trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, học sinh phải học trực tuyến kéo dài, kéo theo đó là những hệ lụy khi hạn chế giao tiếp. Đặc biệt là những học sinh có gia đình bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, các em sẽ rất dễ rơi vào khủng hoảng tâm lý, có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng. “Hơn bao giờ hết, ngay từ bây giờ mỗi cơ sở giáo dục cần tìm cách làm thế nào để các em có thể thoát khỏi những tổn thương tâm lý, tránh để lại những hậu quả nghiêm trọng, đau lòng xảy ra do rối loạn tâm lý học đường. Trong dịch bệnh không phải chỉ có người lớn mới gặp các vấn đề khó khăn mà bản thân học sinh cũng sẽ gặp những câu chuyện khác nhau, tổn thương khác nhau. Đã đến lúc nhà trường cùng với gia đình phải lắng nghe học sinh hơn, quan tâm hơn nữa đến cảm xúc của các em để nắm tay các em bước qua”, thầy Đảo chia sẻ.

Hãy nói ra nhng cm xúc tiêu cc

Mới đây, trước yêu cầu của bài tập làm văn: “Viết một đoạn văn (150-200 chữ) kể về người mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình”, một học sinh lớp 6 tại một trường THCS ở Q.Gò Vấp đã viết: “Em không biết điểm tựa tinh thần của em là gì. Tại vì mẹ em chia tay ba em rồi nên em không hiểu rõ về mẹ lắm, vài lúc mẹ đến thăm em thôi. Ba em thì đi làm từ sáng đến tối nên em cũng không hiểu rõ ba cho lắm. Bà em tuổi già rồi nên dễ quên và nóng giận. Ông em thì mất rồi. Chị em thì thích bấm điện thoại hơn chơi với em. Em chỉ mong sau này em có người là chỗ dựa tinh thần”. Chỉ qua một đoạn văn ngắn song nhiều giáo viên cho rằng đây là tiếng lòng của học sinh, thể hiện những tổn thương sâu sắc mà em đã phải trải qua, chịu đựng trong suốt thời gian qua. “Có thể qua chính những bài văn này, giáo viên sẽ nắm bắt thêm được hoàn cảnh của học sinh, hiểu hơn về cuộc sống, tổn thương của các em để đến gần hơn, an ủi, vỗ về các em. Nếu các em không có điểm tựa từ gia đình thì trong những trường hợp này, thầy cô giáo chính là điểm tựa cho các em, qua đó chữa lành các tổn thương mà các em đang phải chịu đựng”, một giáo viên dạy ngữ văn Trường THPT Bình Hưng Hòa (Q.Bình Tân) bày tỏ.

Bác sĩ Nguyễn Minh Mẫn (Trưởng đơn vị Tâm lý lâm sàng, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM) nhận định, không phải ai cũng dám nói lên tâm sự của mình khi bị trầm cảm, khi bị tổn thương nếu như không thật sự thấy tin tưởng, chia sẻ. Tuy nhiên, những tổn thương về tâm lý với những cảm xúc chưa tốt nếu để trong lòng sẽ tích tụ và gây ra nhiều hệ lụy về cả sức khỏe và tinh thần. “Nếu có những cảm xúc chưa tốt, tích cực thì các em hãy cố gắng nói với bạn thân, những người trong gia đình, thầy cô giáo. Khi cần thiết hơn, các em hãy tìm đến các chuyên gia tâm lý”, bác sĩ Mẫn nhắn nhủ.

“Ngay t bây gi mi cơ s giáo dc cn tìm cách làm thế nào đ các em có th thoát khi nhng tn thương tâm lý, tránh đ li nhng hu qu nghiêm trng, đau lòng xy ra do ri lon tâm lý hc đưng. Trong dch bnh không phi ch có ngưi ln mi gp các vn đ khó khăn mà bn thân hc sinh cũng s gp nhng câu chuyn khác nhau, tn thương khác nhau”, thy Đ Đình Đo (Hiu trưng Trưng THPT Nguyn Hu Th, Q.4) nói.

Từ quá trình hỗ trợ tư vấn tâm lý học đường nhiều năm qua, ThS. Phan Thị Cẩm Giang (chuyên gia tâm lý, giảng viên Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam) nhìn nhận, bản thân nhiều học sinh chưa nhận thức đầy đủ về sức khỏe tâm thần nên khi rơi vào trạng thái tâm lý tiêu cực, các em chưa chủ động tìm đến sự giúp đỡ. Khi gặp các vấn đề về tâm lý, học sinh thường rất e ngại chia sẻ. Trong khi đó, phụ huynh thì không tin hoặc không quan tâm khi con mình bị trầm cảm. “Có thể thấy rõ một điều, nhiều gia đình có trang bị tủ thuốc để điều trị các bệnh lý thông thường như cảm cúm, ho… Tuy nhiên, để chủ động tìm đến các giải pháp nhằm điều trị tâm lý thì vẫn còn bị xem nhẹ. Hiện nay, các đơn vị, cơ quan cũng chưa có nghiên cứu, thống kê nào về việc học sinh được chia sẻ hay kỳ thị, bỏ mặc khi bị trầm cảm”, ThS. Giang cho biết.

Để nhà trường có thể nhận biết và hỗ trợ những vấn đề tâm lý học sinh gặp phải “hậu Covid-19”, nhiều giáo viên cho rằng ngành giáo dục và ngành y tế cần có giải pháp giúp thầy cô giáo nhận biết và can thiệp sớm các vấn đề này ở học sinh thông qua tổ chức chương trình tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, nhà trường các vấn đề liên quan đến câu chuyện “hậu Covid-19” thường gặp ở lứa tuổi học sinh.

Bài, ảnh: Thành Nam

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)