Hội nhậpGiáo dục khắp nơi

Rồng đỏ: Từ truyền thuyết đến quốc kỳ của đất nước xứ Wales

Tạp Chí Giáo Dục

Nhc đến x Wales (Vương quc Anh) ngưi ta thưng nh đến các biu tưng đc đáo như nhng tòa lâu đài rng ln, hay đi tuyn bóng đá x Wales ni tiếng, tuy nhiên quc hn dân tc chính là hình nh con rng đ, là biu tưng ca nim t hào dân tc x Wales t thu xa xưa đến tn thi đim hin nay.


Biu tưng rng đ là nim t hào trên quc k x Wales

Xứ Wales là một vùng đất đặc biệt nằm trong lòng Vương quốc Anh, với bề dày lịch sử lâu đời, vùng đất này có một ngôn ngữ riêng được sử dụng song song với tiếng Anh. Nơi đây nổi tiếng về truyền thuyết loài rồng mà người dân xứ Wales cho rằng nó đã sống trên mảnh đất này từ thời xa xưa cho đến hiện nay trên quốc kỳ xứ Wales.

Trong xuyên suốt lịch sử, con rồng đỏ đã trở thành biểu tượng của xứ Wales, với nhiều cách hiểu khác nhau. Trong tiếng Wales, con rồng trên quốc kỳ của xứ sở này thường được gọi là “Y Ddraig Goch”, dịch theo nghĩa đen là “con rồng đỏ” được thấy trên áo đấu của các đội thể thao xứ này, trên thực phẩm của xứ Wales khi được xuất khẩu đi khắp thế giới và con rồng đỏ cũng đã “bay” đầy kiêu hãnh trên quốc kỳ ở các thị trấn và thành phố tại xứ Wales. Người dân xứ Wales, phụ nữ và trẻ em đều xem rồng như biểu tượng niềm tự hào về lịch sử và văn hóa của họ.

Theo truyền thuyết kể lại, Vortigern là một vị vua đang tìm kiếm một vùng đất màu mỡ để xây dựng lâu đài, cuối cùng ông đã tìm được một địa điểm mà ông thích trên sườn đồi Dinas Emrys. Tuy nhiên nền móng của lâu đài khi được xây lên lại liên tục đổ xuống.


Ngưi dân x Wales t hào vi biu tưng rng đ ti các trn đu th thao

Sau đó một cậu bé tên Emrys đến từ Camarthen (sau này trở thành Pháp sư Merlin) trong truyền thuyết về vua Arthur, đã bật mí với vua Vortigern lý do lâu đài của ông không thể đứng vững được là vì địa điểm này nằm ngay phía trên một hồ nước ngầm, nơi có hai con rồng đang ngủ.

Khi đào đất, người của vua Vortigern tìm thấy hồ nước như lời cậu bé kể, cũng như hai con rồng một đỏ, một trắng. Cậu bé Merlin nói với vua Vortigern rằng con rồng đỏ đại diện cho người dân của ông ấy trong các trận chiến sắp tới của họ chống lại đội quân xâm lược Saxon, những người đã chiếm đóng phần lớn nước Anh vào thời điểm đó. Chúng nhanh chóng thức dậy sau giấc ngủ dài và bắt đầu một trận chiến khốc liệt. Mặc dù rồng trắng chiếm ưu thế trong phần lớn cuộc chiến đấu nhưng cuối cùng rồng đỏ đã giành chiến thắng.

Lâu đài sau đó được xây dựng và đặt theo tên của cậu bé Dinas Emrys. Đây là cách con rồng đỏ trở thành biểu tượng của xứ Wales.

Vì điều này, có khả năng ban đầu người xứ Wales đã chọn con rồng làm biểu tượng của họ để giúp đánh vào lòng kẻ thù nỗi sợ hãi. Sự liên kết của loài rồng với sức mạnh và sự hủy diệt đáng sợ chắc chắn chính xác là hình ảnh mà những đội quân cổ xưa này mong muốn thể hiện.

Ngày nay, người dân xứ Wales không còn phải tham gia chiến đấu như xưa, nhưng rồng vẫn thường được sử dụng để đại diện cho những giá trị tương tự về sức mạnh, lòng dũng cảm và sự quyết liệt trong các cuộc thi đấu thể thao trên toàn thế giới.


Tr em x Wales din trang phc truyn thng vào ngày L Quc khánh

Mặc dù câu chuyện về nguồn gốc rồng đỏ nghe có vẻ hoang đường và bí ẩn, nhưng cuộc khai quật Dinas Emrys vào năm 1945 đã cho thấy bằng chứng về một hồ nước và một pháo đài có từ thời vua Vortigern.

Niềm tự hào của người xứ Wales là con rồng đỏ, đứng giơ một chân lên, trên nền xanh lục và trắng. Giống như bất kỳ biểu tượng cổ xưa nào, hình dáng của con rồng trên quốc kỳ đã gắn liền với xứ Wales trong nhiều thế kỷ, diện mạo của con rồng đỏ này đã được điều chỉnh và thay đổi theo thời gian với vô số biến thể xuất hiện trong các ghi chép lịch sử. Lá cờ hiện tại được chính thức thông qua vào năm 1959 và dựa trên huy hiệu hoàng gia cũ được sử dụng bởi các vị vua và hoàng hậu kể từ thời Tudor.

Bản thân con rồng đỏ đã gắn liền với xứ Wales trong nhiều thế kỷ và do đó, lá cờ này được cho là lá cờ quốc gia lâu đời nhất vẫn còn được sử dụng. Là quốc kỳ của xứ Wales, con rồng đỏ dường như đã trở lại phổ biến vào đầu thế kỷ 20, khi nó được sử dụng cho Lễ phong tước Caernarfon của Edward, Hoàng tử xứ Wales vào năm 1911. Tuy nhiên, phải đến năm 1959, nó mới được chính thức công nhận là quốc kỳ của xứ Wales.

Nếu đến xứ Wales vào ngày 1-3 ngày thánh David – ngày Lễ Quốc khánh xứ Wales, chúng ta sẽ thấy người dân ăn mặc rất cầu kỳ trong những trang phục truyền thống hình in rồng đỏ. Hiện nay, chúng ta còn có thể nhìn thấy con rồng đỏ xứ Wales trên huy hiệu, nút áo và con rồng đỏ còn được vẽ trên khuôn mặt của những người hâm mộ thể thao tại các trận đấu quốc tế.

Thy Phm thc hin

 

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)