Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Rồng trong văn hóa Việt

Tạp Chí Giáo Dục

Theo chu k lch âm dương, 2024 là năm Giáp Thìn. Trong triết lý phương Đông con rng (năm Thìn) đơn thun không ch là mt biu tưng mà hơn thế na, còn là mt biu tưng ca thn thánh và sc mnh linh thiêng.

Rồng xưa nay là một biểu tượng văn hóa có độ phổ biến cao nhất trên thế giới, tất nhiên không thể thiếu ở Việt Nam. Tự hào là con Rồng cháu Tiên, người Việt Nam đã đặt rồng vào chỗ đứng trang trọng ở vị trí thứ 5 trong 12 con giáp.


Hình nh con rng ti đình chùa Vit Nam

1.Xét về mặt nguồn gốc, rồng có mặt khắp mọi khu vực trên thế giới. Ở châu Mỹ đa số là rồng thiện tượng trưng các vị thần của cư dân địa phương xuất hiện gần 3.000 năm trước. Rồng châu Âu có hình dáng các loại rồng thú bốn chân có thêm cánh. Về tính cách, đa số rồng châu Âu là rồng ác. Vùng Đông Bắc Á, rồng Korea có hình dáng giống rồng Trung Hoa, chân bốn ngón. Rồng ở Korea chia ba loại: Rồng quản lý bầu trời quyền lực nhất. Rồng không sừng ở đại dương. Rồng vùng núi bảo vệ sự bình yên. Trong khi đó rồng Nhật Bản thân dài giống rắn hơn. Người Nhật cho rằng rồng ban đầu chỉ có ba ngón, khi truyền sang phía Tây thì ngón mọc thêm. Loại phổ biến ở Nhật Bản là Rồng Ryo, xuất hiện khá sớm trong Thần đạo trú ngụ dưới biển sâu. Ở Indonesia có loại rồng mang thân rắn lại biết bay giúp xua đuổi tà ma, bảo vệ giấc ngủ yên lành của trẻ em. Rồng Nam Thái Bình Dương, nguyên mẫu thuộc họ thằn lằn.

Người Bách Việt, mà cụ thể Lạc Việt với truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ tự xem mình là “con Rồng cháu Tiên”. Rồng còn là mô típ trang trí phổ biến trong đồ đồng Đông Sơn như trống, thạp…

Có thể thấy, rồng ở người Việt từ bao đời nay là hiện thân của cái thiện và may mắn. Hình ảnh rồng rất gần gũi với nhân dân luôn là thần bảo hộ cho con người. Đó là truyện Đinh Bộ Lĩnh được rồng bảo vệ và đưa qua sông; truyện vua Lê Hoàn khi ngủ được rồng sưởi ấm. Chưa hết, truyện rồng bảo vệ cư dân Dao, Xá khỏi hạn hán. Sử sách ghi lại, các vua Trần thời xưa đều vẽ rồng vào đùi. Thượng hoàng Trần Nhân Tông nói: “Nhà ta vốn là người ở vùng hạ lưu, đời đời ưa chuộng dũng cảm, thường xăm hình rồng vào đùi. Nếp nhà theo nghề võ, nên xăm rồng vào đùi để tỏ là không quên gốc”. Để phân biệt với các loại quân khác, lính túc vệ hay cấm quân nhà Trần được thích rồng ở bụng, ở lưng và ở hai đùi, gọi là vẽ rồng. Lính cấm quân lấy việc được xăm mình làm điều hãnh diện. Tục xăm rồng lên đùi lên lưng của vua và quân sĩ tồn tại đến đời Trần Anh Tông thì mới bỏ. Thời nhà Mạc, ở các đình làng rất phổ biến các bức chạm khắc hình rồng và những phụ nữ cưỡi rồng. Đình làng Đình Bảng được chạm khắc tới trên 500 hình rồng là một đơn cử.

2.Trong thực tế, rắn lẫn cá sấu là những con vật cư trú vùng sông nước nhiệt đới, hiện thực này tạo nên tính cách thích nước của rồng. Dù rồng trên thế giới có đa dạng đến đâu thì nó vẫn có một đặc tính chung nổi bật là gắn liền với nước. Ở Việt Nam, hiện tượng lốc xoáy bốc mọi thứ lên trời được gọi là vòi rồng. Đây là một cơ sở để nói rằng rồng có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Rõ ràng, biểu tượng rồng là sản phẩm kết hợp của hai nguyên mẫu là rắn và cá sấu – hai con vật phổ biến ở vùng sông nước phương Nam. Vùng Bách Việt nói chung và Việt Nam nói riêng là nơi giao nhau của thế giới Nam Á và Đông Nam Á với thế giới Đông Bắc Á nên dễ hiểu là người Lạc Việt (Việt Nam) coi trọng cả rắn, cá sấu và các loài chim nước như cò, vạc, hạc, bồ nông… Trong khi văn hóa rắn thần Naga chủ yếu chỉ dừng lại ở khu vực Đông Nam Á và Nam Á, thì văn hóa rồng từ vùng Bách Việt được lan tỏa đi gần khắp thế giới. Qua nghiên cứu của chúng tôi, hành trình của rồng từ vùng Bách Việt đi ra thế giới được hình dung qua bốn bước.

Bước thứ nhất, rồng từ Bách Việt đi lên vùng Hoa Hạ rồi đi tiếp sang khu vực Đông Bắc Á. Bước hai, từ vùng Bách Việt, rồng xuống Đông Nam Á, rồi đi tiếp qua châu Úc và châu Đại Dương. Bước thứ ba, rồng từ châu Á cùng cư dân Mongoloid qua eo biển Bering tới Bắc Mỹ, rồi đi xuống Trung Mỹ và Nam Mỹ. Bước thứ tư, rồng từ vùng Hoa Hạ theo chân những đoàn di dân và thương nhân vượt qua dãy Thiên Sơn hướng về phía Tây tới Lưỡng Hà và Ai Cập, cuối cùng tới châu Âu. Trong hành trình này, hình dáng và tính cách của rồng đã bị thay đổi theo hướng tiếp biến để phù hợp với các đặc trưng của văn hóa bản địa. Do nơi xuất phát của rồng là loại hình văn hóa gốc nông nghiệp nên con rồng gốc là con vật hiền lành mang tính tổng hợp và linh hoạt (có hình dáng vừa rắn vừa cá sấu) có khả năng vừa sống dưới nước vừa bay trên trời, có chức năng vừa chống hạn vừa chống lụt (phun nước và phun lửa).

3.Bên cạnh đó, theo truyền thuyết thì tổ tiên người Việt là “giống Rồng Tiên” (thành ngữ Con Rồng cháu Tiên). Cho thấy Tiên – Rồng là một cặp đôi một âm một dương, trong đó Rồng (dương) được trừu tượng hóa từ hai loài bò sát là rắn và cá sấu, còn Tiên (âm) được trừu tượng hóa từ giống chim nước có rất nhiều ở vùng sông nước Đông Nam Á. Chính vì cư trú phổ biến ở vùng sông nước Đông Nam Á cho nên chim nước, rắn, cá là những loài động vật được sùng bái hàng đầu, người Việt có câu: Nhất điểu, nhì xà, tam ngư, tứ tượng.


Cu Rng Đà Nng

Nhà Vit Nam hc ngưi Nga N. I. Niculin nhn xét: “Trong văn hóa truyn thng ca ngưi Vit, hình tưng con rng – mt con vt tưng tưng – tr thành biu tưng quan trng nht… Chính ngưi Vit t ngàn xưa đã biết trng lúa nưc và đánh cá… Hoàn toàn có cơ s đ cho rng hình tưng con rng trong văn hóa Trung Hoa có ngun gc t phương Nam, t vùng Đông Nam Á, t Vit Nam và các quc gia láng ging…”.

Cặp đôi “Rồng Tiên” còn phản ánh truyền thống tư duy âm dương có nguồn gốc từ tư duy nhị nguyên Đông Nam Á. Chỉ có dân tư duy theo lối triết lý âm dương mới có vật tổ cặp đôi. Không chỉ người Việt, mà các tộc người Đông Nam Á khác cũng đều có vật tổ cặp đôi. Chim và rồng còn chính là hai loài vật biểu của phương Nam và phương Đông trong ngũ hành. Ngay cả khi lấy vật tổ đơn thì vật tổ ấy vẫn được tách ra thành một cặp đôi: Bên cạnh truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên người Việt còn có truyền thuyết coi tổ tiên mình thuộc “họ Hồng Bàng”. Hồng Bàng chính là một loài chim nước lớn. Không chỉ “Hồng” là chim mà cả chữ “Lạc” trong Lạc Việt cũng là chim. Từ truyền thuyết về vật tổ đơn là “họ Hồng Bàng” và từ hai loại chim là chim hồng và chim lạc, người Việt đã tạo ra thành ngữ với hình thức cặp đôi là Con Hồng cháu Lạc.

Năm Thìn (năm con rồng) được xem là năm đem lại nhiều may mắn; tuổi Thìn (tuổi rồng) được xem là tuổi đẹp. Trong các sách sử cổ thường nhắc đến “Rồng vàng xuất hiện” như một loại “điềm tốt”; rất nhiều địa danh Việt Nam được đặt tên “rồng”: Hàm Rồng, Hàm Long, Thăng Long, Hạ Long, Cửu Long, Bạch Long Vĩ, Long Đỗ, Long Điền, Long Môn, cầu Rồng… Người dân Nam bộ – nơi mà cho đến đầu thế kỷ XX vẫn có rất nhiều cá sấu – tin rằng: cá sấu tu lâu năm tới ngày đắc quả sẽ hóa thành rồng bay lên trời.

GS.TS Trn Ngc Thêm

 

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)