Ngoại ngữ - Du họcKinh nghiệm du học

Rớt visa du học ÚC, bạn phải làm sao?

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Theo thông tin mới nhất từ các công ty du học, thời gian gần đây có rất nhiều hồ sơ bị từ chối cấp visa du học Úc vì người học không có cách gì chứng minh được ý định du học nghiêm túc của mình. Nếu chẳng may rớt visa, bạn cần phải làm gì để hồ sơ du học của mình trở nên đáng tin cậy đối với viên chức lãnh sự?

Đại diện Tổng Lãnh sự quán Úc tại TP.HCM – ông Richard Quinn (hàng đầu, thứ 6 từ phải sang) – chụp hình lưu niệm khi tham dự buổi lễ tốt nghiệp của Trường CĐ Quốc tế Kent

Để lấy visa thuận lợi, lãnh sự sẽ bị thuyết phục bởi kế hoạch học tập dài hạn nếu bạn có bằng cử nhân CĐ quốc tế Úc tại Việt Nam. Văn bằng này có ý nghĩa rằng bạn gần như đã hoàn thành một nửa chương trình cử nhân quốc tế và thực sự có nguyện vọng chuyển tiếp du học nước ngoài một cách nghiêm túc.

“Tại sao bạn phải học chương trình này?”

Có những lý do để các bạn trả lời cho câu hỏi “Tại sao bạn phải học chương trình này?”. Thứ nhất là chương trình đạt chất lượng cao. Theo đó, chương trình CĐ quốc tế Úc (Australian Advanced Diploma) được giảng dạy đồng thời tại Học viện Kent Úc (Sydney) và Trường CĐ Quốc tế Kent từ năm 2003 tại Việt Nam đến nay. Theo quy định, Học viện Kent Úc tiến hành kiểm định chất lượng chương trình 6 tháng/lần tại Trường CĐ Quốc tế Kent và cập nhật những thay đổi mới về giáo trình, quy chế đào tạo từ Bộ Giáo dục Úc. Thứ hai, văn bằng có giá trị liên thông toàn cầu. Cụ thể, văn bằng do Học viện Kent Úc cấp dựa theo chuẩn của hệ thống văn bằng Úc (AQF) cho phép sinh viên được miễn giảm một số môn tương thích khi liên thông chương trình cử nhân tại các trường ĐH quốc tế ở Việt Nam và nước ngoài. Thứ ba, sinh viên có dự định du học nước ngoài đều đã chọn Kent. Theo thống kê hàng năm, số lượng sinh viên tốt nghiệp tiếp tục chuyển tiếp du học nước ngoài chiếm khá cao và hơn 50% số đó đã chọn Úc làm nơi tiếp tục học tập và tìm kiếm cơ hội việc làm. Thứ tư, uy tín được bảo chứng trên 10 năm đào tạo giáo dục tại Việt Nam. Theo đó, chương trình CĐ quốc tế Úc đã trở thành bệ phóng giúp sinh viên thỏa chí du học khắp nơi trên thế giới và đồng thời còn xây dựng được sự tín nhiệm đối với cơ quan lãnh sự trong suốt hơn 10 năm qua.

Đối tác du học được nhiều sinh viên chọn lựa

Học viện Kent Úc (Kent Institute Australia – www.kent. edu.au) được thành lập từ năm 1989 tại thành phố Sydney nước Úc. Đây là cơ sở đào tạo được sự công nhận bởi Hội đồng Ủy nhiệm Giáo dục Đào tạo và Dạy nghề của chính quyền bang New South Wales (The Vocational Education and Training Accreditation Board – VETAB) và Hội đồng Giáo dục và Đào tạo Úc (The Australian Council for Private Education and Training – ACPET). Chương trình được đánh giá và kiểm định theo hệ thống quản lý chất lượng đào tạo (AQTF) của Chính phủ Úc.

Trường CĐ Quốc tế Kent là trường quốc tế duy nhất tại Việt Nam có đào tạo chương trình Advanced Diploma (bằng cấp chuyển tiếp cử nhân ngắn nhất) được cấp bởi Học viện Kent Úc (Kent Institute Australia). Sinh viên chỉ cần học thêm 1,5 – 2 năm để lấy bằng cử nhân quốc tế. Chương trình gồm 3 chuyên ngành: Quản trị kinh doanh, quản trị marketing và công nghệ truyền thông.

Đây là một tổ chức giáo dục được Chính phủ Úc công nhận. Bằng cấp do Học viện Kent Úc cấp có giá trị trên toàn nước Úc và tất cả các nước thuộc cộng đồng các quốc gia độc lập (như Anh, Canada, Singapore…) và hầu hết các nước sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính. Các sinh viên tốt nghiệp từ Học viện Kent Úc đã và đang làm việc tại các công ty có tầm cỡ, công ty đa quốc gia hoặc khởi nghiệp và điều hành doanh nghiệp do bản thân tự xây dựng và phát triển.

Những chương trình đào tạo của Học viện Kent Úc đều mang tính ứng dụng và thực tiễn, cùng với đội ngũ giảng viên nước ngoài hùng hậu có học vị cao và nhiều kinh nghiệm làm việc trong ngành.

N.Mai

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)