Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Rủ nhau trẩy hội cờ xuân

Tạp Chí Giáo Dục

Cng là mt trong b t ngh thut cao sang và tao nhã “cm – k – thi – ha” rt đưc tôn trng ca ngưi xưa. Trò chơi c đin này đã tri qua nhiu thăng trm ca lch s nhưng vn luôn tn ti vi thi gian. Bi l đó là nhu cu hot đng ca trí tu, gii trí t nhiên ca con ngưi. Hơn na, v đp diu k ca nó còn đưc xut hin các l hi mùa xuân, khiến cho trò chơi ngày Tết thêm rn ràng và trí tu.


Trong các thú tiêu khin vào dp Tết, c ngưi thưng thu hút đông đo ngưi xem bi đây là môn th thao gii trí rt sinh đng và hp dn

Trò chơi trí tu phương Đông

Xuất phát từ nhu cầu giải trí, nhu cầu tìm tòi sáng tạo, rèn luyện trí tuệ và thưởng thức cái đẹp đã dẫn loài người đến việc chơi cờ. Trên thế giới hiện nay có rất nhiều loại cờ từ đơn giản đến phức tạp, từ chơi theo kiểu may rủi đến kiểu đấu trí căng thẳng… nhưng loại cờ được biết đến nhiều nhất đó là cờ tướng (với hơn 100 triệu người chơi), nó phổ biến rộng ở châu Á và trở thành môn cờ mang tính truyền thống, giàu bản sắc văn hóa nghệ thuật phương Đông.

Người Trung Hoa xem cờ tướng là “báu vật văn hóa Trung Hoa”. Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu về cờ thì cờ tướng chỉ bắt đầu xuất hiện tại Trung Quốc không sớm hơn thế kỷ 8 và nó có nguồn gốc từ trò chơi Saturauga của Ấn Độ. Trò chơi này cũng là tiền thân của cờ vua ngày nay. Điều này cho thấy rằng cờ vua và cờ tướng có cùng một gốc, cùng sinh ra ở châu Á.

Trò chơi Saturauga theo con đường thương mại và Phật giáo đã đến Trung Hoa và được người Trung Hoa tiếp nhận, cải cách khá triệt để biến Saturauga thành cờ tướng ngày nay. Xét tổng thể về mặt cấu trúc thì cờ tướng đã tiến một bước dài, tạo ra một tầm cao vượt bậc so với Saturauga. Người Trung Hoa đã xóa hẳn 64 ô đen trắng đơn điệu và làm một cuộc cách mạng toàn diện: bàn cờ có sông phân chia lãnh thổ quốc gia “Sở hà Hán giới”, mỗi quốc gia có quân đội riêng, họ sắp xếp lại các hàng ngũ lính tráng, bố trí lại các binh lực… mục đích cuối cùng là phải bảo vệ tuyệt đối an toàn cho tướng. Phải chăng cờ tướng muốn giáo dục, truyền bá tư tưởng “trung quân ái quốc” vốn có của một nước Khổng giáo.

Một điều khiến cho cờ tướng châu Á nổi bật là vì người ta đã biến nó từ một trò chơi đấu trí trở thành một thú chơi nghệ thuật, và cao hơn thế đạt đến cảnh giới của đạo, gọi là “lý kỳ đạo”. Lý = lý lẽ, kỳ = cờ, đạo = luật chơi cờ tướng. Lý-kỳ-đạo luôn lấy sự cân bằng làm chuẩn mực. Cờ tướng như vậy thật sự đã trở thành nghệ thuật. Đã là nghệ thuật thì phải “chơi đẹp”, cờ tướng đã tạo nên hàng loạt những luật định để hướng đến giá trị của cuộc chơi được trọn vẹn và công bằng nhất có thể.


C tưng là mt trong b t ngh thut cao sang và tao nhã “cm – k – thi – ha” rt đưc tôn trng ca ngưi xưa

Tự thân cờ tướng đã có trong từng nước đi trí tuệ và hoa mỹ, cái hay cái đẹp của nó đã mặc nhiên trở thành nguồn cảm hứng phong phú, tuyệt vời cho các văn nhân thi sĩ. Họ mượn cờ tướng để diễn đạt tình cảm, thế sự hoặc tư tưởng của mình. Với cách chơi tao nhã, đầy chất men văn hóa, cờ tướng mặc nhiên được xếp ngang hàng với các nghệ thuật khác, Nguyễn Công Trứ đã từng chia sẻ:

“Cầm kỳ thi tửu

Đường ăn chơi mỗi vẻ một hay

Đàn năm cung réo rắt tính tình dây

Cờ đôi nước dập dìu xe ngựa đó

Thơ một túi phẩm đề câu Nguyệt lộ

Rượu ba chung tiêu sái cuộc yên hà (…)

Chơi cho lịch sự mới là chơi

Chơi cho đài các cho người biết tay”.

Có lẽ không ai quên được bài thơ “học đánh cờ” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài thơ đã tóm tắt chiến lược, chiến thuật một cách tinh giản, là sự đúc kết sáng tạo những kinh nghiệm quý báu, chứng minh được yếu tố thời cơ thuận lợi bằng cuộc cờ với câu thơ bất hủ:

“Lạc nước hai xe đành bỏ phí

Gặp thời một chốt cũng thành công”

R nhau try hi c xuân

Đối với người Việt, cờ tướng được tiếp thu rất nhanh chóng (cách đây khoảng 1.000 năm) và từ đó sáng tạo ra nhiều hình thức chơi rất phong phú như: cờ người, cờ thế, cờ bỏi… hòa nhập vào cùng các lễ hội khiến cho cờ tướng trở thành một môn nghệ thuật hấp dẫn, được phổ biến ở hầu khắp mọi nơi trên đất nước. Nhất là vào các dịp lễ mùa xuân, cờ tướng được thể hiện qua các cuộc thi đấu bằng hình thức chơi cờ người, cờ bỏi, biểu diễn cờ tưởng, thu hút đông đảo người xem.

Trong các thú tiêu khiển vào dịp Tết, cờ người thường thu hút đông đảo người xem bởi đây là môn thể thao giải trí rất sinh động và hấp dẫn. Nó là một trò chơi dân gian Việt Nam đầy trí tuệ phục vụ nhu cầu giải trí cho đông đảo người dân vào dịp lễ cổ truyền hay các dịp lễ hội. Lâu dần cờ người thành nét văn hóa đặc sắc trong những ngày hội xuân. Trên thực tế cờ người là môn cờ tướng dùng người thay vì quân cờ di chuyển trên bàn cờ… Ở những lễ hội dân gian Việt Nam, 32 quân cờ người thường được tuyển chọn từ các nam thanh nữ tú là con cháu trong làng, hoặc các võ sinh của võ đường biểu diễn… Các quân cờ người thường mặc áo màu rực rỡ có thêu biểu tượng quân cờ mình thủ vai ở trước ngực và sau áo để người xem dễ theo dõi diễn tiến ván đấu và được điều khiển bởi tiếng trống trận được đánh bởi trọng tài được mặc y phục màu đỏ, dải buộc đầu có màu vàng. Đây cũng chính là những màu sắc đặc trưng của lễ hội Việt Nam. Bàn cờ được thiết kế vuông vức ở giữa khoảng sân rộng lớn, thông thường là ở các sân đình, khiến cho đời sống cộng đồng của làng xã thêm nhiều hoạt động văn hóa.

Điểm đặc sắc của trò chơi cờ người chính là càng về cuối trận đấu thì các màn biểu diễn võ thuật càng trở nên đặc sắc hơn và máu lửa, dồn dập, dữ dội hơn. Những người đóng các vai như quân cờ tướng, tượng và sĩ là những người giỏi võ nhất, múa võ hay và đẹp nhất thể hiện là những quân cờ thường tồn tại xuyên suốt ván đấu. Khi về cuối trận tướng của hai bên sẽ mới có những màn biểu diễn tả xung, hữu đột để thể hiện những ngón đòn võ thuật độc đáo để thể hiện sự thoát thân khi bị dồn vào thế bí.

Khác với không khí cổ vũ tưng bừng của các môn thể thao như bóng đá, đấu vật, khán giả của cờ người luôn cố giữ im lặng để người chơi không bị phân tán. Người xem không được nói trước, khi quân cờ đi rồi mới bình luận về nước đi và ý đồ của mỗi đội. Người chơi cờ phải bình tĩnh và chủ động, đi một nước phải tính trước 2, 3 nước tiếp theo để không bị bất ngờ trước đối thủ của mình. Bằng sự tao nhã của mình, cờ người đã tạo nên điểm nhấn thú vị, đậm đà nét mộc mạc của làng quê Việt trong không khí tưng bừng với sắc xuân trên mọi miền đất nước, khiến cho con người và trời đất được giao hòa, gắn kết với hy vọng bao điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.

ThS. Nguyn Hiếu Tín

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)