Nhiều người cho rằng rửa tay là chuyện bình thường, có gì phải nói, ngày nào mình chẳng rửa tay, cần gì phải học
Thực tế, khi rửa tay mọi người thường bỏ sót hầu hết mặt phía sau của bàn tay. Còn trong lòng bàn tay thì ở những vùng nếp gấp cũng bị bỏ sót hay ít được rửa sạch. Kỹ thuật rửa tay đúng theo quy định của Bộ Y tế mới ban hành là lấy dung dịch cồn hay xà phòng cho vào lòng hai bàn tay, chà khắp tất cả các bề mặt của bàn tay và chà hai lòng bàn tay vào nhau.
Lấy lòng bàn tay phải chà lên mu và kẽ bàn tay trái và ngược lại; lấy lòng và ngón bàn tay này chà lên kẽ và lòng bàn tay kia. Sau đó, dùng lòng bàn tay này nắm và chà ngón cái của bàn tay kia. Dùng đầu ngón bàn tay này đặt vào lòng bàn tay kia, chà từ phải sang trái và ngược lại. Sau cùng rửa lại với nước sạch.
Lấy lòng bàn tay phải chà lên mu và kẽ bàn tay trái và ngược lại; lấy lòng và ngón bàn tay này chà lên kẽ và lòng bàn tay kia. Sau đó, dùng lòng bàn tay này nắm và chà ngón cái của bàn tay kia. Dùng đầu ngón bàn tay này đặt vào lòng bàn tay kia, chà từ phải sang trái và ngược lại. Sau cùng rửa lại với nước sạch.
Kỹ thuật rửa tay mới này giúp thời gian rửa tay ngắn hơn (tối thiểu là 30 giây), thao tác đơn giản và những nơi thường sót nhất không còn nữa.
Đây là kỹ thuật được cả thế giới cùng thực hiện. Phương tiện để rửa tay, thật đơn giản chỉ cần xà phòng và nước sạch. Trong trường hợp không sẵn có nước và xà phòng hoặc đi đến những vùng không có bồn rửa tay, bạn có thể sử dụng dung dịch rửa tay có chứa cồn để sát trùng bàn tay.
Đây là kỹ thuật được cả thế giới cùng thực hiện. Phương tiện để rửa tay, thật đơn giản chỉ cần xà phòng và nước sạch. Trong trường hợp không sẵn có nước và xà phòng hoặc đi đến những vùng không có bồn rửa tay, bạn có thể sử dụng dung dịch rửa tay có chứa cồn để sát trùng bàn tay.
Rửa tay là biện pháp hiệu quả, rẻ tiền, dễ thực hiện để phòng ngừa lây các bệnh truyền nhiễm. Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy chỉ với việc rửa tay thường xuyên đã làm giảm bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và giảm 45% người bệnh ngoại trú cần nhập viện vì bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Tại ký túc xá đại học ở Mỹ, so sánh ngẫu nhiên giữa sử dụng sát khuẩn tay bằng dung dịch có chứa cồn và không rửa tay, cho thấy nhóm có rửa tay giảm 15%-40% bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, giảm số ngày bệnh tới 43%. Tại Pakistan, khi triển khai tăng cường rửa tay bằng xà phòng và nước ở trẻ em được áp dụng và truyền thông rộng rãi, cho thấy hiệu quả của rửa tay làm giảm tần suất tiêu chảy, viêm phổi và nhiễm trùng hô hấp cấp ở trẻ trên 5 tuổi.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hà (Bệnh viện Nhi Đồng 1 – TPHCM)
Theo NLĐ
Bình luận (0)