Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

“Rừng cười” Bác Ba Phi mãi xanh

Tạp Chí Giáo Dục

Có th nói, s xut hin ca dòng truyn “Bác Ba Phi” vào khong gia thế k này là mt hin tưng văn hóa đc sc, b sung tt yếu hoàn chnh cho din mo văn hc dân gian cc nói chung và h thng truyn Trng nói riêng theo dòng chy t Bc đến Nam. Nếu truyn Trng Vit Nam có truyn Trng Qunh, Trng Ln, Xin Bt, Th Thim, truyn ca làng Trúc – “Trúc mt t nói phét”, ca làng Vĩnh Hoàng – “Vĩnh Hoàng c làng nói Trng”, thì h thng truyn Trng Nam b tng có truyn Ông Ó, B Ninh, nay có thêm truyn “Bác Ba Phi” vi mt “rng cưi” hóm hnh, nét duyên hài hưc, gi m trí tưng tưng và đa tng thông tin tng câu chuyn ca ông.


Tác gi đang chia s chuyn v bác Ba Phi trong mt chương trình truyn hình

Truyn “Bác Ba Phi” – tiếng cưi tiêu biu ca vùng đt Nam b

Bác Ba Phi là người thật, việc thật, ông nói chuyện để giúp vui bà con trong những cuộc đình đám, mục đích của bác kể chuyện để tạo nên tiếng cười, chứ không vì lừa đảo, hay gạt gẫm ai. Sau mỗi câu chuyện mọi người cười ầm lên rồi bỏ, không ai bị lầm lẫn, hay thiệt thòi điều gì, mang lại sự lạc quan yêu đời.

Ông tên thật là Nguyễn Long Phi sinh năm 1884 tại Rạch Mũi – Cái Nước trong một gia đình nông dân nghèo. Thân sinh của bác là một võ điền từ miệt Đồng Tháp trôi dạt về vùng U Minh để mưu sinh. Năm 18 tuổi, ông bị bắt đi lính thợ cho Pháp, sau đó qua Xiêm rồi trốn về rừng U Minh.  Ở nơi đây, ông được Hương Quản Tế – một địa chủ có thế lực trong vùng chọn làm con rể. Ở xứ Lung Tràm, miệt U Minh, cái tên bác Ba Phi với những câu chuyện hóm hỉnh, đậm đà chất Nam bộ không biết tự bao giờ đã ăn sâu vào nếp sống nông dân nơi mảnh đất tận cùng của Tổ quốc. Chỉ biết rằng, những câu chuyện cười của ông đã mang lại một dấu ấn khó phai, mở rộng và phổ biến đến mức, trong dân gian, nếu ai nói quá, phóng đại, vui hài, là người dân Nam bộ nhắc đến “nói dóc như bác Ba Phi”.

Bởi lẽ, truyện “Bác Ba Phi” là tiêu biểu cho tiếng cười của người dân Nam bộ. Chữ nghĩa, tiếng cười từ những câu chuyện của ông đến một cách tự nhiên nhẹ nhàng, chứ không cay độc, nghiệt ngã, ít “tầm chương, trích cố”. Tiếng cười ấy là tiếng cười của một vùng đất mới, tiếng cười từ những con người luôn biết nương tựa vào nhau để vượt qua mọi khó khăn thử thách trong những tháng ngày tha hương đi mở đất. Đúng như tác giả Trần Hoàng đã nhận định: “Vì cùng là lưu dân ở vùng đất mới, trong quan hệ xã hội, họ phải sát cánh bên nhau, cả trong những lúc tối lửa tắt đèn. Có lẽ vì vậy, giữa họ không có cơ sở để phát triển những tiếng cười đả kích, phê phán, châm biếm”.


“Bác Ba Phi” lên phim đinh “Đt rng phương Nam” đang công chiếu trên toàn quc hin nay

Thật vậy, không nằm ngoài quy luật của sự tồn tại, các hệ thống truyện Trạng dân gian Việt Nam ra đời và phát triển trong một xã hội nhất định. Truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Ba Giai – Tú Xuất, Xiển Bột… ra đời trong một bối cảnh xã hội đầy rẫy những bất công và khắc nghiệt, nên hệ thống truyện Trạng là tiếng cười sâu cay, châm biếm, đả kích phản ánh xã hội lúc bấy giờ. Ngược lại, bối cảnh xã hội mà hệ thống truyện “Bác Ba Phi” là một hiện thực của những năm tháng đầu khẩn hoang vùng đất Nam bộ. Chính trong trong bối cảnh ấy, con người gắn bó với tự nhiên một cách tuyệt đối và sợi dây liên hệ giữa con người với con người là “đồng cam cộng khổ”, “tối lửa tắt đèn có nhau”. Vì vậy, tiếng cười của bác Ba Phi là tiếng cười giải trí sau những giờ lao động mệt nhọc và tiếng cười của niềm tự hào được nảy sinh từ những khám phá về sự giàu có của tài nguyên sản vật quê hương.

Truyn cưi “Bác Ba Phi” mt di sn văn hóa đc đáo ca dân tc

Chuyện kể của “Bác Ba Phi” hoàn toàn nằm trong địa giới rừng U Minh với những nhân vật vốn là đặc sản của khu rừng đặc chủng này như: lúa gạo, cọp, rắn, cá sấu, ếch, lươn, trâu, chim, chuột, heo… Mỗi truyện như là bức tranh sinh động về cảnh vật, thiên nhiên và con người vùng Cà Mau – U Minh trù phú, giàu có gắn với những địa danh cụ thể như: Rạch Lùm, Trùm Thuật, Bảy Ghe, Kinh Ngang…

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Nhung đã thống kê hệ thống truyện “Bác Ba Phi” có tất cả 40 truyện, chia thành 4 chủ đề chính: Nội dung săn bắn (như truyện: Gài bậy cá chim, Bắt cá kèo, Câu cá sấu, Ếch đờn vọng cổ…); Nội dung khai thác tự nhiên (như: Rắn hổ mây tát cá, Sân quạ, Heo đi cày, Cây bần biết đi…); Nội dung kỳ dị (như: Ôm cổ rắn, Chà gạc nai, Căn bệnh da cổ của tôi…); và Nội dung tổng hợp (như: Ven rừng U Minh thuở trước, Nói dóc có sách). Và phương tiện nghệ thuật gây cười trong truyện của ông có các 3 loại thể: phóng đại sự vật, cường điệu sự kiện và hư cấu có lý.

T con ngưi tht ngoài đi, đã tr thành nhân vt k chuyn, nhân vt nói Trng, bác Ba Phi còn xut hin trong sáng tác văn hc ca nhiu nhà văn, đi lên màn nh t phim truyn hình “Đt phương Nam” đến phim đinh “Đt rng phương Nam” đang công chiếu trên toàn quc hin nay. Ngoài ra, bác Ba Phi còn tr thành đi tưng cho nhng công trình nghiên cu khoa hc. Truyn “Bác Ba Phi” đã mang đến mt làng hương mi cho h thng truyn Trng Vit Nam vi cht tr trung hn nhiên, tươi rói ca cuc sng nơi vùng đt mi, cùng hình nh con ngưi tràn đy sinh lc mà dn ca mt thi khai phá vn chưa phai m trong tính cách ngưi Nam b. Xng đáng là mt di sn văn hóa ca dân tc.


T
p sách “Bác Ba Phi – Con ngưi và tác phm”

Nghệ thuật chuyện kể của tác giả Ba Phi luôn luôn tuân thủ thủ pháp trào lộng thông qua phương thức phóng đại sự vật, nói quá để đạt được mục đích gây cười: “Bác ba vừa giở đuôi con trâu lên, bỗng có một con quạ từ trong lỗ đít bay vọt ra”! Hơn nữa, ông kết hợp với phương ngữ, sắp xếp kết cấu với tứ lạ, độc đáo, đã tạo nên sức hấp dẫn riêng cho những câu chuyện mình. Xét về tổng thể, bác Ba cũng tạo được một số mô thức ngôn ngữ đặc thù. Ví như, mô thức về thời gian, ông hay nói “Hồi nẳm”, Hồi đó”, mô thức kết thúc câu chuyện, thường có câu: “Hổng tin, hỏi bả mà coi!”. Nhưng có lẽ, nổi bật nhất ở bác Ba Phi là sự thông minh, trí tưởng tượng, óc sáng tạo và những ước mơ của con người trong quá trình chinh phục thiên nhiên được gửi gắm trong từng câu chuyện hài dí dỏm.

Chỉ tự nhận mình là người nói dóc lai rai, giúp vui cho bà con và bầy trẻ con lối xóm, nhưng thực tế bác Ba Phi là một nghệ nhân, nghệ sĩ dân gian tài năng. Những câu chuyện được bác khai thác nơi rừng đước, rừng tràm, hợp thành như một “rừng cười” trí tuệ, mãi xanh tươi.

ThS. Nguyn Hiếu Tín

Bình luận (0)