Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Rùng mình với 10 loại rau củ bị “tẩm” thuốc sâu, hóa chất nhiều nhất vào mùa đông

Tạp Chí Giáo Dục

Chỉ vì lợi nhuận nhiều cơ sở sản xuất đã tẩm các loại thuốc độc hại, thuốc trừ sâu nhằm kích thích sự phát triển của cây trồng, là ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người tiêu dùng.

Đậu đỗ, cà chua, khoai tây, rau cải, bắp cải, súp lơ… là những loại rau củ được sử dụng nhiều nhất trong mùa Đông.

Thế nhưng, những loại rau củ đó lại nằm trong danh sách những loại rau, củ "dính" nhiều thuốc trừ sâu nhất mà mọi người cần chú ý trước khi chọn mua.

Rau cải

Đây là loại rau thu hút nhiều sâu bọ khi trồng trên đất. Vì vậy, các chủ vườn thường tăng cường tưới thuốc trừ sâu, phân đạm cho rau vào khoảng thời gian trước khi thu hoạch. Điều này rất nguy hiểm vì khi đưa vào sử dụng, dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong rau còn cao do không có đủ thời gian để phân hủy.

Khi bạn cầm trên tay bó cải non mơn mởn, lá xanh ngắt, không dấu vết của sâu bọ và phần thân chắc mập, đều tăm tắp một cách bất thường, đó chính là rau cải được bón nhiều phân đạm nitrat. Bạn không nên sử dụng loại cải này, nhất là ăn sống.

Dưa chuột

Dưa chuột cũng được coi là loại quả ngấm thuốc trừ sâu nhanh chóng và lưu lại lượng thuốc trong quả rất nhiều. Ở Việt Nam, người trồng dưa thường phun thuốc liên tục, thậm chí hôm trước phun, hôm sau đã thu hoạch để mang ra chợ bán. Nếu ăn dưa chuột không rửa kỹ, không gọt vỏ thì bị ngộ độc với các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt đau đầu là điều chắc chắn.

Thực tế, có người ăn dưa sau khi đã cẩn thận ngâm rửa bằng các loại dung dịch mà vẫn bị ngộ độc như thường. Với nhiều người, dưa chuột làm món sa lát ăn kèm là khá ngon, tuy nhiên cần hạn chế với loại rau quả này.

Mướp đắng

Mướp đắng rất dễ bị sâu nên người trồng thường sử dụng hóa chất để hạn chế sâu bọ. Khi mua, tốt nhất bạn nên tìm những quả nhỏ, dài, trên thân có nhiều sớ gân nhỏ li ti.

Còn mướp đắng to, màu xanh đậm, mướt, thân phình nhưng sớ gân bóng loáng là những quả lạm dụng hóa chất làm tươi.

Rau cần

Rau cần có hai loại, một loại là cần cạn trồng ở ruộng, một loại là cần nước được trồng ở các ao nông. Loại cần trồng dưới nước thường chứa nhiều giun sán hơn loại cần trồng trên cạn. Loại cần trồng dưới nước thường chứa nhiều giun sán hơn loại cần trồng trên cạn.

Do vậy, hóa chất có trên các loại rau cần thường là hóa chất trừ sâu bọ. Rau cần nếu phun thuốc để một ngày không nhúng nước, rau sẽ khô héo, thân tóp lại.

Nếu bị phun quá nhiều thuốc trừ sâu và phân bón, thân rau sẽ to, ngó trắng phau bất thường. Để một ngày không nhúng nước, rau sẽ khô héo, thân tóp lại.

Khoai tây

Một tháng hoặc lâu hơn, các loại thuốc diệt cỏ sẽ được áp dụng lần đầu tiên khi những cây khoai tây đủ cứng để phát triển. Chưa hết, để kiểm soát bệnh rụng lá trước khi thu hoạch, cây khoai tây được phun kế tiếp một loại thuốc diệt nấm có chứa mefenoxam và clorothalonil. Vì vậy, bà nội trợ cần đặc biết chú ý khi lựa chọn khoai tây không rất dễ bị ngộ độc.

Cà chua

Tháng 10,11 là rộ mùa cà chua nhất nhưng đây là loại quả dễ bị nhiễm độc vì để cà chua chín đều, đẹp thì người trồng hay sử dụng các loại thuốc ủ chín hoa quả. Chính vì vậy bạn nên lựa chọn những trái cà chua xanh và chờ chín dần để sử dụng cho gia đình thì sẽ an toàn hơn.

Đậu đỗ

Quả đỗ luôn đứng đầu trong danh mục những loại rau quả bị phun nhiều thuốc trừ sâu nhất. Cứ vài hôm người trồng lại phải phun thuốc trừ sâu một lần, nếu không phun thì sâu sẽ tàn phá hết. Vì vậy dư lượng thuốc trừ sâu sẽ không kịp phân giải mà có thể ngấm vào bên trong qua lớp vỏ rất mỏng của quả.

Dâu tây và nho

Dâu tây là một trong những loại quả được phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích nhiều nhất thế giới. Một số người còn đùa vui rằng dâu tây tự bản thân chúng đã có thể làm thuốc trừ sâu, bởi mức độ độc hại của nó đến… sâu cũng không chịu nổi. Theo tính toán, một mẫu dâu tây xét nghiệm cho thấy có 13 thành phần thuốc trừ sâu khác nhau trong đó.

Trong khi đó, một mẫu nho xét nghiệm cho thấy chứa 15 thành phần thuốc trừ sâu khác nhau.

Rau xà lách

Loại rau thường xuyên dùng để ăn sống hoặc trộn salad thực tế có thể chứa tàn dư hóa chất lớn hơn bạn nghĩ rất nhiều. Nếu có thể, hãy tự trồng rau sạch hoặc tìm các thực phẩm hữu cơ để thay thế. Vì nếu ăn loại rau này quá nhiều bạn đang tự rước một lượng lớn thuốc trừ sâu vào trong cơ thể.

Gía đỗ (rau giá)

Nếu giá đỗ ủ bằng phương pháp truyền thống thường không mập, thân dài, rễ dài, thân rễ có rễ phụ mọc ra.

Trái lại nếu cọng giá tròn lẳn, thân trắng phau, ít rễ chị em hạn chế mua về sử dụng vì chúng được sản xuất từ một công nghệ vô cùng đáng sợ.

Khi hạt đỗ nảy mầm, người sản xuất đã dùng phân bón lá trộn với các loại thuốc trừ sâu có pha loãng, tưới lên mầm giá rồi ủ kín lại. Loại thuốc này giúp giá đỗ nảy mầm và phát triển nhanh. Khi xào, giá sẽ tiết ra thứ nước đục ngầu.

Cách tẩy sạch hóa chất trên rau quả

Rửa rau quả đúng cách để tẩy sạch hóa chất

Việc rửa rau quả đúng cách đóng vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ nhằm loại bỏ bụi bẩn mà còn là cách tẩy sạch hóa chất trên rau quả. Chính vì vậy, khi rửa hoa quả bạn nên ngâm trong nước sạch, nước muối 5% hay nước vo gạo 15 phút rồi rửa sạch từng thứ dưới vòi nước sạch, làm như thế sẽ có tác dụng trung hòa và khử được một lượng lớn hóa chất bám trên rau quả .

Lau khô trái cây và rau giúp tẩy sạch hóa chất

Đối với nhiều loại rau quả, việc rửa rau đúng cách như hướng dẫn ở tển chưa hẳn đã loại bỏ được hoàn toàn hóa chất, do đó, trước khi sử dụng, để an toàn hơn bạn nên sử dụng khăn sạch lau khô rau, trái cây để làm sạch những vi khuẩn và hóa chất còn sót lại, khăn dùng để lau rau quả cần được dùng riêng và tiến hành giặt sạch, phơi nắng sau kỹ để tái sử dụng lần sau.

Gọt vỏ giúp tẩy sạch hóa chất trên rau quả

Mặc dù trong vỏ của các loại trái cây, rau chứa khá nhiều dưỡng chất, tuy nhiên đây lại là nơi hấp thụ nhiều hóa chất độc hại nhất, do đó để an toàn cho sức khỏe, đảm bảo tẩy sạch hóa chất trên rau quả trước khi sử dụng, đặc biệt đối với những thực phẩm chứa nhiều hóa chất như dưa chuột, cà tím, táo, xoài, …. bạn nên gọt sạch vỏ đối với những thực phẩm có vỏ.

Làm chín các loại rau trước khi sử dụng

Tất nhiên mẹo vặt này không áp dụng cho các loại trái cây dùng để ăn tươi sống, tuy nhiên đối với các loại rau, bạn nên nấu chín hoặc chần qua nước sôi 2-3 phút trước khi chế biến sẽ làm giảm hẳn dư lượng hóa chất rất đáng kể. Cẩn thận hơn, đối với các loại rau ăn sống, bạn cũng nên ngâm nước muối kỹ rồi chần qua nước sôi trước khi ăn sẽ đảm bảo hơn rất nhiều.

Trịnh Tuyển/ PNO

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)