Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Rùng mình với sán xơ mít dài 12 m trong ruột bệnh nhân

Tạp Chí Giáo Dục

Một con sán xơ mít dài khoảng 12 m ký sinh trong ruột bệnh nhân vừa được đưa ra ngoài bằng bài thuốc nam của một y sĩ ở Huế.

Con sán xơ mít dài khoảng 12 m ký sinh trong bụng anh T. được y sĩ Lê Công Danh (bên phải) dùng thuốc "xổ” ra được – Ảnh: Đ.Q

Ngày 18.5, y sĩ y học cổ truyền Lê Công Danh (ở TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) cho biết sau khi “xổ” được con sán xơ mít ra khỏi người, bệnh nhân Ng.Ng.T. (34 tuổi, trú xã Ba Lòng, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) đã trở về nhà với tình trạng sức khỏe khá tốt.
Cách đây khoảng 1 năm, anh T. thường bị chướng bụng đầy hơi, ăn nhiều nhưng cơ thể vẫn suy nhược. Sau một số lần đi đại tiện phát hiện ra có sán bị đứt đoạn, anh T. biết mình bị sán ký sinh.
Anh T. được một số người mách bảo nên đã tìm đến nhà y sĩ Lê Công Danh và được vị y sĩ này chẩn trị.
Y sĩ Danh cho biết con sán xơ mít trong bụng anh T. được đưa ra ngoài theo đường hậu môn sau khi bệnh nhân dùng 3 lần thuốc (trong vòng gần 15 giờ) nam gia truyền.
Sán xơ mít (hình dạng giống xơ của trái mít) có tên khoa học là Toenia, cơ thể chia thành nhiều đốt nhỏ. Trong y học cổ truyền loài ký sinh này còn được gọi là bạch thốn trùng hay bách thốn trùng. Người nhiễm loài sán này chủ yếu do ăn đồ tái, sống từ đó ấu trùng sán thâm nhập và ký sinh trong đường ruột người bệnh.
Người mắc sán xơ mít thường hay đau bụng, rối loạn tiêu hóa, cơ thể sút cân, gây thiếu máu, tắc đường ruột, suy nhược cơ thể… Nếu để lâu, sán ký sinh lên não có thể gây ra tổn thương cho cơ quan này.

Đình Toàn

(TTO)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)