Du khách khắp nơi, đặc biệt là giới săn ảnh từ nhiều nước, tìm đến Nguyên Dương (Vân Nam, Trung Quốc) vì nơi đây có những khu ruộng bậc thang được coi là đẹp nhất thế giới.
|
Trở về nhà sau ngày làm việc trên đồng – Ảnh: Nguyễn Tâm |
Nhóm nhiếp ảnh chúng tôi đi đường bộ từ cửa khẩu Lào Cai – Hà Khẩu đến Nguyên Dương mất khoảng năm giờ xe chạy.
Trong số du khách nườm nượp đổ về Nguyên Dương, có những người đến chỉ với mục đích được tận mắt thưởng ngoạn cảnh quan tuyệt vời. Họ mua vé để được hướng dẫn đi dạo một vòng ở các sàn ngắm cảnh (view point) và chụp ảnh kỷ niệm. Còn những đoàn du lịch nhiếp ảnh (photo tour) phải chịu kham khổ “một nắng hai sương” kiên trì bám các vị trí đẹp, đi xuống các mảnh ruộng tít bên dưới tìm góc lạ, hướng sáng đặc biệt để có được những khoảnh khắc bấm máy “độc chiêu”.
Những ngày ở Nguyên Dương, các tay săn ảnh chúng tôi phải rời khách sạn từ 5g sáng và không ngày nào trở về trước 9g tối, chân tay mình mẩy rã rời nhưng những hứa hẹn sẽ tìm được góc ảnh đẹp và mới hơn nữa luôn là động lực thúc đẩy chúng tôi lại bật dậy sớm ngày hôm sau, lại hành trang lỉnh kỉnh lên đường.
Nguyên Dương có địa hình, phong cảnh và những ruộng bậc thang kỳ vĩ tương tự vùng Ý Tý, Xín Mần, bản Máy ở vùng biên cương Tây Bắc Việt Nam. Những ruộng bậc thang ở Nguyên Dương là tác phẩm ngàn đời của người dân tộc thiểu số Cáp Nê, người Di mà sinh hoạt của họ không khác lắm so với người Hà Nhì, người Mông ở Tây Bắc Việt Nam; cũng sức người cùng con trâu, cái cày trên các cung bậc của ruộng bậc thang ở các sườn núi, dưới các thung lũng ẩn sâu trong hẻm núi.
Người bản địa thân thiện, hiền hòa, tự nhiên trước ống kính như thể họ đã quá quen thuộc với những đoàn khách lạ, trên tay và trên người là máy ảnh, máy quay phim, ống kính các loại…
Nguyên Dương là một huyện trong châu tự trị Hồng Hà ở miền nam tỉnh Vân Nam. Thị trấn Nguyên Dương nằm bên bờ Nguyên Giang (tên gọi sông Hồng đoạn chảy qua Trung Quốc), cách Côn Minh (thủ phủ tỉnh Vân Nam) 337km về hướng nam và cách cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu (Trung Quốc) – Lào Cai (Việt Nam) 197km về hướng tây bắc.
Điểm thu hút nhiều tay máy nhất là Thanh Khẩu, một bản nhỏ phía nam thị trấn Nguyên Dương.
|
Đáng chú ý ở Nguyên Dương là cách đầu tư xây dựng nhà cửa, đường sá hài hòa với cảnh quan môi trường và cách tổ chức khai thác du lịch dựa vào thiên nhiên. Du khách có thể ngắm những cánh đồng lúa nước bậc thang tại các sàn ngắm cảnh đặt ở các vị trí đẹp, thuận tiện đi lại, điều mà ở những vùng ruộng bậc thang của chúng ta còn thiếu
Có điều đáng tiếc là hầu như nhân viên khách sạn, nhà hàng, quán xá và tài xế taxi ở Nguyên Dương chỉ nói tiếng Hoa. Thi thoảng có vài bảng chỉ dẫn ghi chú thêm tiếng Anh. Đây là khó khăn của các tour tự tổ chức, không có hướng dẫn viên.
Để chụp được ảnh đẹp ruộng bậc thang ở Nguyên Dương phải đến đây vào mùa cấy và mùa gặt. Từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau là mùa cấy, khi đó mặt ruộng đầy nước, phản chiếu ánh sáng lấp lánh từ bầu trời. Đẹp nhất là vào mùa đông – từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau – khi mây và sương mù giăng giăng bên các sườn núi trông thật nên thơ, còn những mặt ruộng lại long lanh ánh sáng.
Vào mùa xuân nắng ấm, không còn mây giăng nhưng mặt ruộng nhiều nơi thay đổi màu sắc thật ngoạn mục vì phản chiếu mây trời, lại có nhiều rong và bèo. Mùa gặt vào khoảng tháng 9, tháng 10, với cảnh sinh hoạt nhộn nhịp của nông dân trên những thảm lúa vàng rực rỡ.
|
Cung bậc màu sắc khác trong buổi sáng mùa xuân – Ảnh: Nguyễn Tâm
|
|
Sắc màu kỳ ảo của ruộng bậc thang lúc tà dương ở Nguyên Dương
Ảnh: Nguyễn Tâm
|
|
Chợ ven đường vùng nông thôn Nguyên Dương – Ảnh: Nguyễn Tâm
|
|
Từ sàn ngắm cảnh, du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp ruộng bậc thang buổi hoàng hôn – Ảnh: Nguyễn Tâm
|
Nhóm nhiếp ảnh chúng tôi đi đường bộ từ cửa khẩu Lào Cai – Hà Khẩu đến Nguyên Dương mất khoảng năm giờ xe chạy. Trong số du khách nườm nượp đổ về Nguyên Dương, có những người đến chỉ với mục đích được tận mắt thưởng ngoạn cảnh quan tuyệt vời. Họ mua vé để được hướng dẫn đi dạo một vòng ở các sàn ngắm cảnh (view point) và chụp ảnh kỷ niệm. Còn những đoàn du lịch nhiếp ảnh (photo tour) phải chịu kham khổ “một nắng hai sương” kiên trì bám các vị trí đẹp, đi xuống các mảnh ruộng tít bên dưới tìm góc lạ, hướng sáng đặc biệt để có được những khoảnh khắc bấm máy “độc chiêu”.
Những ngày ở Nguyên Dương, các tay săn ảnh chúng tôi phải rời khách sạn từ 5g sáng và không ngày nào trở về trước 9g tối, chân tay mình mẩy rã rời nhưng những hứa hẹn sẽ tìm được góc ảnh đẹp và mới hơn nữa luôn là động lực thúc đẩy chúng tôi lại bật dậy sớm ngày hôm sau, lại hành trang lỉnh kỉnh lên đường.
Nguyên Dương có địa hình, phong cảnh và những ruộng bậc thang kỳ vĩ tương tự vùng Ý Tý, Xín Mần, bản Máy ở vùng biên cương Tây Bắc Việt Nam. Những ruộng bậc thang ở Nguyên Dương là tác phẩm ngàn đời của người dân tộc thiểu số Cáp Nê, người Di mà sinh hoạt của họ không khác lắm so với người Hà Nhì, người Mông ở Tây Bắc Việt Nam; cũng sức người cùng con trâu, cái cày trên các cung bậc của ruộng bậc thang ở các sườn núi, dưới các thung lũng ẩn sâu trong hẻm núi. Người bản địa thân thiện, hiền hòa, tự nhiên trước ống kính như thể họ đã quá quen thuộc với những đoàn khách lạ, trên tay và trên người là máy ảnh, máy quay phim, ống kính các loại…
Nguyên Dương là một huyện trong châu tự trị Hồng Hà ở miền nam tỉnh Vân Nam. Thị trấn Nguyên Dương nằm bên bờ Nguyên Giang (tên gọi sông Hồng đoạn chảy qua Trung Quốc), cách Côn Minh (thủ phủ tỉnh Vân Nam) 337km về hướng nam và cách cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu (Trung Quốc) – Lào Cai (Việt Nam) 197km về hướng tây bắc.
Điểm thu hút nhiều tay máy nhất là Thanh Khẩu, một bản nhỏ phía nam thị trấn Nguyên Dương.
|
Đáng chú ý ở Nguyên Dương là cách đầu tư xây dựng nhà cửa, đường sá hài hòa với cảnh quan môi trường và cách tổ chức khai thác du lịch dựa vào thiên nhiên. Du khách có thể ngắm những cánh đồng lúa nước bậc thang tại các sàn ngắm cảnh đặt ở các vị trí đẹp, thuận tiện đi lại, điều mà ở những vùng ruộng bậc thang của chúng ta còn thiếu.
Có điều đáng tiếc là hầu như nhân viên khách sạn, nhà hàng, quán xá và tài xế taxi ở Nguyên Dương chỉ nói tiếng Hoa. Thi thoảng có vài bảng chỉ dẫn ghi chú thêm tiếng Anh. Đây là khó khăn của các tour tự tổ chức, không có hướng dẫn viên.
Để chụp được ảnh đẹp ruộng bậc thang ở Nguyên Dương phải đến đây vào mùa cấy và mùa gặt. Từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau là mùa cấy, khi đó mặt ruộng đầy nước, phản chiếu ánh sáng lấp lánh từ bầu trời. Đẹp nhất là vào mùa đông – từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau – khi mây và sương mù giăng giăng bên các sườn núi trông thật nên thơ, còn những mặt ruộng lại long lanh ánh sáng. Vào mùa xuân nắng ấm, không còn mây giăng nhưng mặt ruộng nhiều nơi thay đổi màu sắc thật ngoạn mục vì phản chiếu mây trời, lại có nhiều rong và bèo. Mùa gặt vào khoảng tháng 9, tháng 10, với cảnh sinh hoạt nhộn nhịp của nông dân trên những thảm lúa vàng rực rỡ.
Một lần đến với Nguyên Dương, hầu như ai cũng cảm thấy chưa thật “đã” và đều hẹn quay lại vào mùa khác. Đó cũng chính là sự thành công của ngành du lịch địa phương.
NGUYỄN TÂM/ Tuổi Trẻ
Tin liên quan
Mùa cao điểm du lịch Tết Nguyên đán 2025 với kỳ nghỉ dài ngày tạo cơ hội cho người dân du xuân...
Tết này du khách cứ đến Công viên nước Đầm Sen để tận hưởng những giây phút vui vẻ bên gia đình...
Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ Nguyễn Thực Hiện tại Hội nghị Tổng kết công tác năm...
Ngày 12-1, Giải Marathon TP.HCM lần thứ 12 năm 2025 chính thức diễn ra với điểm xuất phát và về đích ngay...
Bình luận (0)