Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Rút một phần tiền tiết kiệm trước hạn: Khách hàng không mất hết lãi

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

T 1-8, khách hàng gi tiết kim có th rút trưc mt s tin, s tin còn li vn đưc gi nguyên lãi sut ban đu. Đây là đim mi theo Thông tư s 04/2022 ca Ngân hàng Nhà nưc quy đnh v vic áp dng lãi sut rút trưc hn.


Khách hàng đang giao dch ti mt ngân hàng

Thoát cnh có tin mà vn phi đi vay

Anh Lê Hoàng Sơn (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) đã nói như vậy khi Thông tư số 04 có hiệu lực. Anh Sơn có 3 sổ tiết kiệm gửi ngân hàng, 1 sổ 500 triệu đồng, 1 sổ 300 triệu đồng và 1 sổ 100 triệu đồng. Sổ 500 triệu đồng, gửi kỳ hạn 36 tháng để có lãi suất cao. Sổ 300 triệu đồng, gửi kỳ hạn 12 tháng; sổ 100 triệu đồng, gửi kỳ hạn 6 tháng.

“Vẫn biết gửi kỳ hạn ngắn, lãi suất sẽ thấp nhưng nếu gửi kỳ hạn dài thì thời gian đáo hạn quá lâu, có việc cần rút trước hạn sẽ mất lãi – lãi chỉ bằng lãi suất ngày, rất thấp. Chính vì vậy mà tôi phải gửi sổ 300 triệu đồng kỳ hạn 12 tháng, lãi suất cũng tạm ổn và sau một năm có thể rút ra làm việc gì đó quan trọng. Còn sổ 100 triệu đồng, tôi gửi 6 tháng đề phòng những lúc cần tiền có cái mà dùng. Hên lúc mình cần cũng là lúc đáo hạn do thời gian gửi ngắn, như vậy sẽ không mất lãi. Tính toán như vậy nhưng cũng có những lúc phải thế chấp sổ tiền cho ngân hàng để vay tiền. Cuối năm 2021, tôi sửa nhà. Lúc đó tính toán chỉ cần tất toán sổ 300 triệu đồng là đủ tiền. Thế nhưng khi sửa nhà thì vật liệu tăng giá đột biến, sửa cái này nó lại lòi ra cái kia cũng phải sửa; rồi giá nhân công tăng. Theo đó mà chi phí đội lên hơn 450 triệu đồng. Do vậy theo tư vấn của nhân viên ngân hàng, tôi đành phải thế chấp sổ 500 triệu đồng để vay 150 triệu đồng. Bây giờ có Thông tư số 04 rồi, nếu cần tiền thì cứ rút, số còn lại vẫn được hưởng lãi suất như thỏa thuận ban đầu nếu mình đợi đúng ngày đáo hạn…”, anh Sơn chia sẻ.

Chị Trần Thanh Vân (Q.1) có 2 sổ tiết kiệm, 1 sổ 200 triệu đồng gửi ở Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và 1 sổ 100 triệu đồng gửi Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank). Chị tâm tư: “Sổ 300 triệu đồng tôi gửi kỳ hạn 24 tháng; sổ 100 triệu đồng tôi gửi 12 tháng. Tháng 4 vừa qua, gia đình tôi có việc đột xuất cần một khoản tiền khoảng 200 triệu đồng. Sổ 100 triệu đồng còn 2 tháng nữa là đáo hạn; sổ 300 triệu đồng còn 6 tháng nữa mới đáo hạn. Không còn cách nào khác, tôi đành phải thế chấp sổ 300 triệu đồng cho ngân hàng để vay 200 triệu đồng. Tính đi tính lại thì lãi suất còn lại sau khi sổ 300 triệu đồng đáo hạn cũng chẳng còn bao nhiêu…”.

Không chỉ anh Sơn, chị Vân mà khá nhiều khách hàng vì có việc gấp đành phải rút trước hạn nên chỉ được hưởng tiền lãi không kỳ hạn (rất thấp). Rồi cũng có những khách hàng cần tiền nhưng không muốn mất lãi vì rút trước hạn nên cầm cố sổ tiết tiệm hoặc phải vay mượn người khác. Vì vậy, quy định mới của Thông tư số 04 được rất nhiều người ủng hộ. Thông tư này không chỉ bảo vệ người gửi tiền mà còn khuyến khích người dân gửi tiết kiệm nhiều hơn, dài hạn hơn, từ đó đem lại nguồn vốn ổn định cho các ngân hàng.

Các ngân hàng đng lot “tung chiêu”

Những ngày qua, nhiều ngân hàng đã công bố triển khai tính năng rút trước hạn một phần tiền gửi tiết kiệm theo Thông tư số 04 của Ngân hàng Nhà nước.

Chẳng hạn như tại Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank), từ ngày 1-8, khách hàng gửi tiền tại đây sẽ được rút một phần tiền trước hạn với lãi suất không kỳ hạn. Số dư còn lại khách hàng sẽ tiếp tục được gửi ở ngân hàng và hưởng mức lãi suất đã cam kết tại thời điểm ban đầu. Đặc biệt, VietABank không chỉ áp dụng việc rút gốc một phần cho các khoản gửi từ ngày 1-8 mà với các khoản tiền đang gửi tại ngân hàng trước ngày 1-8 cũng được áp dụng theo quy định này.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng vừa “tung” ra sản phẩm “Tiền gửi rút gốc linh hoạt”. Theo đó, với kỳ hạn từ 1 đến 24 tháng, khách hàng (cá nhân và tổ chức) đều được rút tiền trước hạn (không giới hạn số lần rút). Trường hợp khách hàng rút trước hạn, đối với phần tiền gửi rút trước hạn sẽ áp dụng lãi suất rút trước hạn theo quy định của Vietcombank trong từng thời kỳ; phần tiền gửi còn lại sẽ giữ nguyên mức lãi suất đang áp dụng đối với tài khoản tiền gửi rút gốc linh hoạt của khách hàng.

Theo đại diện Vietcombank, với sản phẩm “Tiền gửi rút gốc linh hoạt” giúp khách hàng linh hoạt, chủ động trong việc hoạch định tài chính cho bản thân, gia đình, công ty, tổ chức. Khi có nhu cầu, khách hàng có thể rút một phần tiền gửi mà không phải tất toán toàn bộ khoản tiền đã gửi và vẫn được hưởng lãi suất cao cho phần tiền còn lại.

Còn tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), khách hàng có thể chọn kỳ hạn gửi dài với lãi suất lên đến 6,8%. Nếu cần, khách hàng có thể rút một phần vốn gốc, số tiền còn lại trên tài khoản vẫn được hưởng lãi suất có kỳ hạn theo bậc số dư tại thời điểm gửi.

Đại diện ACB cho rằng, nhiều khách hàng luôn phải gửi kỳ hạn ngắn vì không dự định được nhu cầu sử dụng trong tương lai; họ muốn chọn gửi tiết kiệm kỳ hạn dài để được mức lãi suất cao, hấp dẫn, nhưng sợ phải tất toán trước hạn khi có nhu cầu sử dụng mà chưa đến ngày đáo hạn, lỡ có việc phát sinh cần đến vốn lại không xoay tiền kịp. Vì vậy ACB đã đưa ra sản phẩm “Rút một phần vốn”. Theo đó, khi gửi tiết kiệm, khách hàng có thể an tâm chọn kỳ hạn dài, vì sẽ được linh hoạt rút vốn trước hạn từng phần, không cần đợi đến ngày đáo hạn; số tiền rút gốc từng phần tối thiểu 1.000.000 VND, đồng thời hưởng lãi suất tối ưu trên số tiền còn lại.

Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), từ ngày 1-8, khi khách hàng có nhu cầu rút tiền trước hạn, phần vốn rút sẽ được áp dụng mức lãi suất không kỳ hạn thấp nhất do ngân hàng công bố tại thời điểm khách rút tiền. Số dư còn lại sẽ tiếp tục được hưởng lãi suất như cam kết tại thời điểm tham gia và phải đảm bảo không thấp hơn mức quy định tối thiểu khi mở tài khoản tiền gửi.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) cũng vừa đưa ra chính sách áp dụng tính năng “Rút trước hạn một phần gốc” tiền gửi đối với sản phẩm “Tiết kiệm Phát lộc” dành cho khách hàng cá nhân và “Tiền gửi linh hoạt của tổ chức” dành cho khách hàng doanh nghiệp. Cụ thể, “Tiết kiệm Phát lộc” là sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến 36 tháng và số tiền gửi tối thiểu từ 10 triệu đồng. Khi tham gia sản phẩm, khách hàng được chọn hình thức lĩnh lãi cuối kỳ, lãi quý hoặc lãi tháng, với lãi suất có kỳ hạn và cố định trong suốt kỳ hạn gửi; “Tiền gửi linh hoạt của tổ chức” là sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến 36 tháng, với mức gửi tối thiểu từ 200 triệu đồng hoặc 10.000 USD/ngoại tệ khác tương đương, khách hàng được lựa chọn kỳ hạn gửi linh hoạt từ 1 tháng hoặc 31 ngày trở lên.

Đây là sản phẩm giúp khách hàng vừa tiết kiệm vừa linh hoạt trong việc sử dụng tài chính khi được rút một phần vốn gốc và không giới hạn số lần rút trong suốt thời gian gửi. Phần vốn rút trước hạn sẽ được áp dụng mức lãi suất không kỳ hạn thấp nhất do Vietbank công bố tại thời điểm rút. Phần số dư còn lại sẽ tiếp tục được hưởng lãi suất như đã thỏa thuận tại thời điểm khách hàng tham gia gửi tiền.

Tun Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)