Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Rút ngắn khoảng cách cung – cầu nhân lực ngành logistics

Tạp Chí Giáo Dục

Hc ngành logistics cũng như mt s chuyên ngành có liên quan đến logistics và chui cung ng, ra trưng có vic làm ngay, lương cao nhưng vn ít ngưi hc dn đến khong cách cung – cu ngày càng ln.


Sinh viên ngành logistics ca Trưng CĐ Công ngh Th Đc thc hành ti doanh nghip theo mô hình đào to kép

Có vic làm ngay, lương cao nhưng ít ngưi hc

Trước thực trạng thiếu lao động ngành logistics, khoảng 5 năm trở lại đây, bên cạnh các trường ĐH, một số trường CĐ thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp bắt đầu tuyển sinh ngành này ở bậc CĐ và TC. Tuy nhiên, theo đại diện một số trường, con số tuyển sinh hàng năm của ngành này còn rất khiêm tốn. Ông Nguyễn Văn Tươi (Hiệu trưởng Trường CĐ Giao thông Vận tải Trung ương 5) chia sẻ, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics than phiền không có nguồn nhân lực để tuyển. Cụ thể, người học ngành logistics ra trường đều được doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng ngay với mức lương tối thiểu 8 triệu đồng/tháng.

Theo ông Tươi, tại miền Trung, đặc biệt là Đà Nẵng có tiềm năng phát triển ngành logistics với nhiều lợi thế như có cảng biển nước sâu Đà Nẵng; các tuyến cao tốc, đường sắt cũng như các tuyến vận tải đến các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Để phát triển hoạt động dịch vụ logistics và chuỗi cung ứng, miền Trung cần khoảng hàng chục ngàn lao động trong 5 năm tới. “Trường CĐ Giao thông Vận tải Trung ương 5 tuyển sinh ngành logistics từ năm 2017, trung bình mỗi khóa chỉ tuyển khoảng 35 sinh viên nên không đáp ứng đủ nhu cầu doanh nghiệp. Chúng tôi cũng đã tích cực truyền thông về thu nhập, cơ hội việc làm và định hướng phát triển của ngành logistics đến người học nhưng không hiểu vì lý do gì có rất ít người học”, ông Tươi cho biết.

Ở phía Nam, Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức, một trong những trường thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh ngành logistics khá sớm, cụ thể là từ năm 2018. Ông Nguyễn Minh Tuấn (Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức) cho biết khóa 2018 vừa tốt nghiệp, tất cả đều có việc làm. “Logistics có nhiều mảng với nhu cầu nhân lực lớn. Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức chủ yếu tập trung đào tạo mảng kho, đây là mảng quan trọng trong logistics và chuỗi cung ứng. Để đảm bảo đào tạo nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp, từ năm 2018, trường thực hiện liên kết đào tạo với doanh nghiệp theo mô hình đào tạo kép. Cụ thể, ở học phần thực hành, sinh viên sẽ học tại Tân Cảng Sài Gòn”, ông Tuấn thông tin.

Được biết, trong năm đầu tuyển sinh ngành logistics và chuỗi cung ứng, Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức tuyển sinh được 72 sinh viên. Đến năm 2022, tuyển sinh được 246 sinh viên, nếu so với nhu cầu nhân lực ngành hiện nay thì con số này vẫn còn khá nhỏ.

Gn kết nhà trưng và doanh nghip

Ông Hoàng Thái Sơn (Cục Quản lý chất lượng Bộ GD-ĐT, Trưởng nhóm nghiên cứu Hội đồng tư vấn kỹ năng ngành logistics – LIRC) đánh giá, logistics là một ngành năng động, phát triển nhanh chóng đã và đang đóng góp đáng kể vào GDP của Việt Nam. Lợi thế của ngành logistics Việt Nam là gần các thị trường trọng điểm và nền kinh tế định hướng xuất khẩu phụ thuộc vào vận tải hiệu quả. Tiềm năng của ngành rất lớn và rất cần sự gắn kết giữa doanh nghiệp và các trường. Tuy nhiên, để ngành logistics phát huy tối đa lợi thế, các chuyên gia kiến nghị cần có sự điều chỉnh, hoàn thiện và nhân rộng Hội đồng tư vấn kỹ năng ngành logistics phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam.

Ông Lâm Văn Qun (Ch tch Hip hi Giáo dc ngh nghip TP.HCM) kiến ngh Chính ph và các cơ quan liên quan cn có các chính sách c th khuyến khích doanh nghip tham gia vào các hot đng ca giáo dc ngh nghip, bao gm chính sách khuyến khích thành lp các hi đng k năng ngành ngh khác ngoài logistics. Đây là đng lc đ thúc đy doanh nghip tham gia nhiu hơn vào các hot đng ca giáo dc ngh nghip, đào to ra ngun nhân lc có tay ngh đáp ng đưc nhu cu xã hi.

Ông Sơn cho rằng mô hình Hội đồng tư vấn kỹ năng ngành được áp dụng thành công ở nhiều nước phát triển trên thế giới với cách tiếp cận chung là hướng đến mục tiêu đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu, yêu cầu của bên sử dụng lao động một cách tốt nhất. Tuy nhiên, mô hình này hiện đang còn rất mới ở Việt Nam (từ năm 2017) và còn trong giai đoạn thí điểm. Về mặt pháp lý chỉ mới được đề cập trong Bộ luật Lao động năm 2019 và chưa được cụ thể hóa bằng các văn bản dưới luật. Trong khi đó, bà Bùi Thị Ninh (Giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động thuộc Tổng Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh tại TP.HCM – VCCI-HCM) nhìn nhận: “Kết quả mà Hội đồng tư vấn kỹ năng ngành logistics mang lại trong 5 năm qua góp phần rất đáng kể cho việc tạo ra những thực hành tốt trong mô hình gắn kết doanh nghiệp với giáo dục nghề nghiệp. Với những hoạt động như đề xuất danh mục ngành nghề đào tạo logistics trình độ TC-CĐ đã được Bộ LĐ-TB&XH tiếp thu và ban hành, tham gia xây dựng các chuẩn đầu ra quốc gia logistics; xem xét, góp ý và xác nhận các tiêu chuẩn 5 nghề đạt chuẩn quốc tế gồm: Nhân viên nhà kho, giám sát nhà kho, nhân viên hành chính logistics, nhân viên giao nhận và nhân viên xếp dỡ hàng tổng hợp để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham khảo, xây dựng và phát triển chương trình đào tạo. Đặc biệt, năm 2021, Hội đồng tư vấn kỹ năng ngành logistics đã xây dựng được dự báo kỹ năng nghề logistics – đây là dự báo kỹ năng nghề đầu tiên ở Việt Nam”. Mặc dù có những kết quả khả quan, song theo bà Ninh, Hội đồng tư vấn kỹ năng ngành logistics là mô hình thí điểm nên cần phải tiếp tục vừa hoạt động vừa phải từng bước tự điều chỉnh, hoàn thiện mô hình để phù hợp với bối cảnh, điều kiện thực tiễn ở Việt Nam.

Là đối tác của chương trình Aus4Skills, đã tham gia vào nhiều hoạt động của Hội đồng tư vấn kỹ năng ngành logistics, PGS.TS Bùi Văn Hưng (Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ nghệ II) khẳng định, việc xem xét thông qua các tiêu chuẩn nghề đạt tiêu chuẩn quốc tế và dự báo kỹ năng nghề logisictics của Hội đồng tư vấn kỹ năng ngành logistics là rất có giá trị để các trường tham khảo xây dựng, điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp với doanh nghiệp. Tuy nhiên, Hội đồng tư vấn kỹ năng ngành logistics cũng cần có khuyến nghị nhiều hơn nữa các thông tin về nhu cầu, kỹ năng, thách thức, cơ hội, xu hướng và yêu cầu của ngành logistics trên thế giới và ở Việt Nam. Đây là cơ sở cho các trường và doanh nghiệp tham khảo, định hướng đúng trong đào tạo, sử dụng nhân lực.

Bài, ảnh: Trn Tri

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)