Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Sắc màu Sài Gòn: Kỳ 2: Độc đáo “phố đồ cổ”

Tạp Chí Giáo Dục

“Phố đồ cổ” trên đường Lê Công Kiều

Những cửa hàng nhỏ, cách bài trí cổ vật khá ấn tượng là địa chỉ quen thuộc của các nhà sưu tầm đồ cổ trong và ngoài nước. Trước sự xuất hiện đồ giả cổ tràn lan và khan hiếm nguồn cổ vật, nhiều người lo ngại trong nay mai, “phố đồ cổ” Lê Công Kiều (Q.1, TP.HCM) chỉ còn là hoài niệm.
“Phố đồ cổ” Lê Công Kiều có chiều dài khoảng 200 mét, nằm ẩn mình phía sau đại lộ Hàm Nghi tráng lệ. Đến đây, ngắm nhìn cổ vật, chúng ta như có cảm giác đang đi ngược thời gian.
Độc đáo phố đồ cổ
Các mặt hàng trưng bày ở phố cổrất đa dạng về chủng loại thuộc nhiều niên đại khác nhau như điện thoại, máy chụp hình, tượng đồng, kiếm, mác, bình sứ, ấm trà… nhưng nhiều nhất vẫn là bàn, ghế, đồ thờ phụng. Không chỉ có những người yêu thích sưu tầm đồ cổmà nhiều chủ khách sạn, nhà nghỉ, resort trong và ngoài nước đến tìm mua để bài trí cho thêm phần cổ kính và mộc mạc.
Bà Nguyễn Thị Kiều, người có trên 30 năm bán đồ cổở đây cho biết: “Gọi là “phố đồ cổ” nhưng thật ra cổ vật chỉ chiếm khoảng 30%, còn lại đều là hàng giả cổ”. Nhà sưu tầm đồ cổTrịnh Quang Dũng (Q.Tân Bình) thường dành nửa ngày chủ nhật lang thang ở phố đồ cổđể sưu tầm. Ông Dũng nói: “Đồ cổở đây có nhiều giá khác nhau. Giá cao hay thấp phụ thuộc vào sự quý hiếm, niên đại và sự hiểu biết của khách hàng”. Đồ giả cổphong phú có xuất xứ từ Việt Nam như gốm Bát Tràng, Lái Thiêu (Bình Dương), đá Non Nước (Đà Nẵng), mộc (Gò Công, Tiền Giang và TP.HCM)…
Phố đồ cổLê Công Kiều còn là điểm đến của du khách nước ngoài khi đặt chân đến TP.HCM. Con phố nhỏ hẹp, cũ kỹ như chính cái tên phố cổấy mỗi ngày đã đón hàng ngàn lượt khách. Và con phố này đã từng đón bước chân của bà Hillary Clinton, phu nhân của cựu Tổng thống Mỹ trong chuyến thăm Việt Nam vào năm 2000. Sau đó khoảng 8 năm, tức ngày 5-8-2008, Tổng thống Thụy Sĩ Pascal Couchepin cùng phu nhân cũng đã dành hơn một giờ để tham quan và mua sắm tại con phố này.
Hình ảnh “phố đồ cổ”Lê Công Kiều ít nhiều đã khắc ghi vào ký ức của du khách nước ngoài. Song, trong mắt của du khách cũng như những nhà sưu tầm, phố này ngày càng “tàn” bởi nhiều lẽ. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Bính, nguyên nhân của tình trạng này là do sự xuất hiện tràn lan của đồ giả cổtrên thị trường. Hiện nay, tại phố này có một đội ngũ chuyên làm hàng giả cổvới kỹ thuật cao. Độ tinh xảo, sắc nét, hình hài giống đồ cổthật 100% mà chính người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề cũng bị qua mặt. Anh Nguyễn Công Tâm, một tay sưu tầm đồ cổcó tiếng ở Sài Gòn cũng đã từng nếm mùi mua nhầm hàng giả. Anh Tâm cho rằng, hầu như dân trong nghề ai cũng phải vài lần gặp sự cố ấy thì mới có kinh nghiệm. Bỏ tiền tỷ mua hàng giả cổlà đóng “tiền ngu”. Có người bảo, số tiền ấy là “học phí” học nghề mà dân trong nghề không bao giờ hé miệng chỉ dẫn.
Khách hàng của “phố đồ cổ” có nhiều dạng mà chỉ người bán mới có thể phân biệt chính xác. Người ta chứng tỏ sự giàu có của mình bằng cách mua đồ cổtrưng bày trong gian nhà, biệt thự. Cũng có người tìm mua đồ cổđể bán ra nước ngoài theo đơn đặt hàng. Riêng người sưu tầm đồ cổđích thực hiện nay rất hiếm mà lại rộ lên một nhóm người chuyên mua đồ cổđể làm quà biếu. Bà Kiều giãi bày: “Mua đồ cổlàm quà biếu đó là hình thức của hối lộ, hối lộ bằng đồ cổlà một kiểu hối lộ tao nhã mà nhiều người muốn thăng quan tiến chức áp dụng”.
Chỉ còn hoài niệm?
Ông Võ Văn Thái, chủ cửa hàng số 45 Lê Công Kiều tiếp tôi với vẻ mặt buồn thảm hại. Hỏi chuyện mua bán, ông Thái rầu rĩ: “Dạo này buôn bán chựng lại, tháng nào đủ tiền trả mặt bằng là mừng lắm rồi”. Theo ông Thái, không phải lượng người sưu tầm ít đi mà nguyên nhân chính là do đồ cổhiếm hàng độc.
Ghé vào cửa hàng đồ cổdo anh Trần Văn Ken làm chủ để tìm hiểu, anh Ken chậc lưỡi: “Không riêng gì cửa hàng của tôi mà hầu hết đều buôn bán ế ẩm, có khi cả tháng trời không bán được một món đồ nào”. Trong số những người mà tôi hỏi han, có đến phân nửa nghĩ đến chuyện giải nghệ vì không kham nổi tiền thuê mặt bằng gần cả 1.000 USD/tháng. Nhưng ngặt nỗi nguồn hàng tồn nhiều quá, bao nhiêu vốn liếng chôn vào đó nên không dám buông.
Người sưu tầm đồ cổsau nhiều năm trở lại vẫn còn thấy những món đồ cổnằm yên đó. Ông Ken giải thích, nguyên nhân khiến cả phố đồ cổlao đao chính là nguồn cổ vật thu mua với giá cao nên rất khó bán. Một nguyên nhân nữa không thể không nhắc đến đó là số cổ vật theo chân các đại gia “chạy” ra miền Bắc nên phố dần thưa khách.
Theo người bán cho biết, thị trường đồ cổđóng băng hay sôi động phụ thuộc vào thị trường bất động sản cũng như chứng khoán. Bà Sáu, chủ cửa hàng số 3 Lê Công Kiều nhận xét: “Hôm nào giá cổ phiếu chứng khoán tăng thì y như rằng cảnh mua bán nhộn nhịp hẳn lên. Còn hôm nào đi qua thấy người bán ngồi tụm năm tụm bảy uống trà, đánh cờ thì biết ngay giá cả chứng khoán thế nào”. Thị trường đồ cổđóng băng nên người bán cũng chẳng mấy hứng thú, đến những món đồ trưng bày bụi bẩn bám dày đặc mà chẳng buồn lau.
Không chỉ có người bán mà người chuyên sưu tầm đồ cổcũng lo ngại phố đồ cổtrong tương lai chỉ còn là hoài niệm. Ông Dũng tâm sự: “Trước đây, khi cần món đồ cổnào ra đây là có liền nhưng thời ấy đã qua lâu rồi. Nhiều cửa hàng suốt cả năm trời không thấy có hàng mới, hàng cổthì xếp vào góc khuất để nhường vị trí cho hàng giả cổ”. Chuyện có tiền là có cổ vật chỉ là chuyện của ngày trước. Ngày nay, có tiền chưa chắc đã sở hữu được cổ vật như nhiều người nghĩ. Ông Dũng cho biết thêm.
Bài, ảnh: Trần Tuy An
Để “chữa cháy” cho tình trạng người bán đông hơn người mua, nhiều cửa hàng phải tung người đi khắp nơi để “săn” cổ vật. Ông Thái chỉ tay lên chiếc kệ gỗ, nơi trưng bày ba bộ bình trà loại độc ẩm (loại một người uống); song ẩm (hai người uống) và quần ẩm (nhiều người uống), nói: “Gần một năm nay mới “săn” được ở Hà Nội và Huế ba bộ bình trà thuộc thời Lý, Trần này đấy”.
 
Kỳ cuối: Phố chuyên kinh doanh theo mùa
Phố Lương Nhữ Học (P.11, Q.5, TP.HCM) là con phố chuyên kinh doanh các món đồ trang trí dịp lễ, tết, hội hè… Về đêm, phố này thật lộng lẫy, nổi bật với nhiều gam màu tươi trẻ…
 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)