Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Sắc màu thanh niên Việt trên đất Ấn: Chung tay vun đắp tình hữu nghị

Tạp Chí Giáo Dục

Mỗi thành viên trong đoàn Việt Nam đu nhận thức rõ rằng tham gia chương trình không phi đ đưc hưng th mà là đ tri nghim, hc hi, tìm hiu v nn văn hóa, lch s của các quốc gia, nhất là Ấn Độ – mt dân tc có nhiu đim tương đng vi Vit Nam. Sứ mệnh của từng thành viên trong đoàn là phải làm cho bn bè các nước hiu rõ hơn về Việt Nam và đc bit là v người Việt trẻ hin nay trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.

Cái bắt tay đầy ấm áp giữa B trưng Bộ Quc phòng n Đ Rajnath Singh với Trưởng đoàn đi biu Vit Nam Trần Quốc Duy

“Việt Nam hỡi – Việt Nam ơi”

Tham gia chương trình giao lưu này, các đại biểu Việt Nam đã nhận thấy rõ tình cảm ấm áp, thân thương quá đỗi của người dân Ấn Độ nói chung và thanh niên Ấn Độ nói riêng đối với Việt Nam; ngày càng hiểu hơn về trách nhiệm của bản thân trong việc thúc đẩy các mối quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam và Ấn Độ, tăng cường giới thiệu các thông tin, hình ảnh về Ấn Độ sau khi kết thúc chương trình, nhất là khi hai nước luôn ủng hộ nhau trên nhiều lĩnh vực.

Trong chương trình, các đại biểu Việt Nam đã vinh dự diện kiến Tổng thống Ram Nath Kovind, Thủ tướng Narendra Modi, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Rajnath Singh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Shripad Naik, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Manoj Mukund Naravane, các lãnh đạo cấp cao của Chính phủ, Bộ Quốc phòng Ấn Độ, Tổng Giám đốc Tổng đội Thiếu sinh quân Ấn Độ Rajeev Chopra… Đồng thời, đoàn Việt Nam còn được mời đến dinh thự của Tổng thống, Thủ tướng và nhà của Tổng Giám đốc Tổng đội Thiếu sinh quân Ấn Độ để giao lưu và dùng tiệc; được mời dự các sự kiện tối quan trọng của đất nước Ấn Độ như: Tiệc trà của Thủ tướng; lễ diễu hành mừng Ngày Cộng hòa Ấn Độ; lễ chào mừng của Tổng thống; lễ mít tinh tại Tổng đội Thiếu sinh quân Ấn Độ của Thủ tướng với sự tham gia của đại diện các lực lượng vũ trang Ấn Độ, chính quyền địa phương, các tầng lớp nhân dân với những màn trình diễn văn hóa đặc sắc… Tại bất cứ hoạt động nào, đại biểu Việt Nam đều được các nhà lãnh đạo và tướng lĩnh Ấn Độ đón tiếp vô cùng ân cần và trọng thị. Đi đến đâu các quan chức Ấn Độ đều nhắc đến những ấn tượng hay ký ức tốt đẹp của họ về Việt Nam, tình cảm kính trọng đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong buổi giao lưu văn hóa giữa đại biểu các nước, đoàn Việt Nam đã biểu diễn 5 tiết mục hát, múa sinh động trong trang phục áo dài, nón lá, cờ Tổ quốc để thể hiện những hình ảnh rất đỗi tự hào về Việt Nam xưa và nay cùng phong tục Tết Việt. Sau buổi biểu diễn, thật đáng ngạc nhiên khi nhiều đại biểu các nước hễ đi đến đâu đều hát vang “Việt Nam hỡi – Việt Nam ơi”, lời của ca khúc “Việt Nam ơi” – một giai điệu rất quen thuộc khơi gợi niềm tự hào dân tộc, được ưa chuộng ở nhiều giải đấu bóng đá từ U.23 châu Á, Asiad đến AFF Cup, phần thì do câu hát dễ thuộc, phần thì do ca khúc sôi nổi này được trình bày khá ấn tượng với cả hội trường chứa hàng nghìn quan khách cùng thiếu sinh quân Ấn Độ trong buổi biểu diễn. Ngoài ra, đoàn Việt Nam còn vinh dự đón nhận khá nhiều tình cảm đặc biệt của thiếu sinh quân, đại biểu thanh niên các nước khác. Nhiều đại biểu các nước đã không tiếc lời ngợi khen tà áo dài Việt Nam đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc và sự thân thiện, hòa đồng của các bạn trẻ Việt; đồng thời chia sẻ và khâm phục về sự dũng cảm, hùng cường của dân tộc Việt Nam suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Thậm chí có một số thiếu sinh quân các nước đã không ngần ngại gặp gỡ các bạn trẻ Việt Nam, hỏi cách để học tiếng Việt với mong muốn sẽ đến thăm Việt Nam vào một ngày gần nhất.

Trung tá Shafiqur Rahman (Trưởng đoàn đại biểu thiếu sinh quân Bangladesh) chia sẻ rằng ông từng được học và thực sự ngưỡng mộ về chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu của đất nước Việt Nam. Ông đồng thời cho rằng chương trình giao lưu lần này sẽ giúp đoàn đại biểu các nước chia sẻ, học hỏi thêm rất nhiều về công tác giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay.

Học hỏi phương cách đu tư cho tương lai

Thông qua hành trình trên đất Ấn lần này, các đại biểu Việt Nam đã tích cực trao đổi và tìm hiểu về sự đa dạng trong phương cách đầu tư cho tương lai của các quốc gia tham gia chương trình. Cụ thể như: đối với Nepal, đa số các thiếu sinh quân tham gia chương trình từ 15 đến 18 tuổi, bạn nhỏ nhất là 12 tuổi; giống như Srilanka, sau khi kết thúc chương trình, các thiếu sinh quân Nepal đều có quyền lựa chọn thi vào ĐH quân đội hay các ngành nghề khác. Hoàn thành khóa đào tạo chỉ là một ưu tiên khi tham gia các kỳ thi vào quân đội. Còn với Kyrgyzstan, sau khi theo chương trình huấn luyện thiếu sinh quân đến lớp 9, các bạn trẻ có thể theo học ở trường quân đội trong 2 năm, kế đến là thi vào ĐH quân đội hay các trường ĐH khác. Về phía Maldives, chương trình thiếu sinh quân tồn tại với các loại hình câu lạc bộ, đội, nhóm khác trong trường học và kéo dài từ lớp 2 đến lớp 10 với việc huấn luyện các kỹ năng quân sự, làm việc theo nhóm và kỹ năng lãnh đạo; sau đó là giai đoạn “upper secondary school” (tạm hiểu là tương đồng với lớp 11, 12 bậc THPT ở Việt Nam) và đầu ra của chương trình tương tự như Nepal cùng Srilanka… Riêng với Ấn Độ, với mạng lưới các chi nhánh trải rộng khắp cả nước, Tổng đội Thiếu sinh quân Ấn Độ (National Cadet Corp) là tổ chức thanh thiếu niên lớn nhất của nước này trực thuộc Bộ Quốc phòng. Đây đồng thời là tổ chức thiếu sinh quân lớn nhất thế giới. Thanh thiếu niên từ cấp 2 đến hết ĐH tham gia Tổng đội Thiếu sinh quân bằng cách đăng ký sinh hoạt tại các trại thiếu sinh quân khác nhau ở địa phương, mỗi đợt hoạt động trại kéo dài khoảng 10-20 ngày. Tại đây, các thiếu sinh quân được đào tạo những kỹ năng cơ bản trong quân đội như duyệt binh, đọc bản đồ, nhảy dù, chiến lược chiến thuật, thám hiểm… Ngoài ra, các thiếu sinh quân còn được đi thực địa, sinh hoạt văn hóa văn nghệ, tham gia chương trình giao lưu thanh niên quốc tế (YEP)… Đây là môi trường tuyệt vời để đào tạo nguồn nhân lực cho quân đội Ấn Độ cũng như giáo dục chủ nghĩa yêu nước và hướng nghiệp cho thế hệ trẻ. Hàng năm, các lực lượng hải, lục, không quân Ấn Độ dành hàng trăm suất học bổng đào tạo sĩ quan chuyên nghiệp cho đối tượng thiếu sinh quân trúng tuyển. Trong trại thiếu sinh quân, các học viên được làm quen với những công nghệ chế tạo máy bay, tàu chiến, phần mềm tin học, rađa, học lái máy bay hạng nhẹ, nhảy dù… Cách tổ chức đào tạo huấn luyện của hệ thống thiếu sinh quân cho thấy Ấn Độ rất coi trọng đầu tư, giáo dục cho thanh thiếu niên về ý thức quốc phòng. Tại một cuộc gặp gỡ các đoàn đại biểu quốc tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh cho biết hệ thống thiếu sinh quân nói trên hướng đến việc rèn luyện, giáo dục các thế hệ thanh thiếu niên về ý thức kỷ luật, sẵn sàng hy sinh cho đất nước và lợi ích chung của cộng đồng. Đây là chính sách hoàn toàn đúng đắn vì đầu tư cho thanh thiếu niên chính là đầu tư cho tương lai của dân tộc.

B trưng Bộ Quc phòng n Đ Rajnath Singh (đứng thứ 5 từ trái sang) chụp ảnh lưu niệm cùng trưởng đoàn đại biểu thanh niên, thiếu sinh quân các nước

“Trong suốt chuyến giao lưu, với những hành trang đã chuẩn bị cẩn thận từ trước, các bạn trẻ Việt Nam tích cực thể hiện vai trò của mình trong việc quảng bá đến bạn bè quốc tế về hình ảnh đất nước, con người Việt Nam thân thiện, mến khách, đặc biệt là sự xung kích, năng động, sáng tạo của gii trẻ Việt Nam trong thời đại 4.0”, anh Trần Quốc Duy (Bí thư Tỉnh đoàn Bình Phước, Trưởng đoàn đại biểu thanh niên Vit Nam) cho biết.

Nữ thiếu sinh quân Sudikshya Rasaili (17 tuổi đến từ Nepal) tâm sự: “Chương trình này thực sự đem đến cho chúng tôi cơ hội gặp gỡ và học hỏi lẫn nhau, rèn luyện các kỹ năng xã hội để trở thành những công dân có ích cho đất nước, đặc biệt là phát huy tinh thần yêu nước, nguyện hy sinh cho Tổ quốc”.

Trân Thắng

Bình luận (0)