Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Sách giáo khoa mới hay nhưng môn Tin học còn sơ sài

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Là người từng biên soạn sách giáo khoa (SGK) Tin học lớp ba đến lớp chín và và làm giáo dục nhiều năm, thầy Bùi Việt Hà – giảng viên khoa Công nghệ Thông tin, Học viện Kỹ thuật Quân sự – cho rằng, nhiều cuốn SGK mới của nhóm Cánh Buồm hay, nhưng cuốn Tin học hơi sơ sài.

Thầy Bùi Việt Hà, chuyên gia nổi tiếng về Công nghệ thông tin ở Việt Nam. Ảnh: HT.

  Việc ra đời bộ sách mới (nhóm tác giả gọi là SGK) khiến không ít phụ huynh tò mò về chất lượng của những cuốn này. Phóng viên Tiền Phong trao đổi với nhà giáo Bùi Việt Hà, chuyên gia về Toán – Tin, người nhiều năm viết SGK về Tin học cho Bộ GD&ĐT.

Thầy Bùi Việt Hà cho rằng, hướng làm SGK mới của nhóm Cánh Buồm, để cạnh tranh với bộ SGK của Bộ GD&ĐT biên soạn là đột phá về ý tưởng, đáng hoan nghênh. Nhiều cuốn trong bộ SGK mới đưa ra các vấn đề mở cho học sinh tự học, không áp đặt “cứng ngắc” như một số cuốn của Bộ GD&ĐT.
Thầy đánh giá như nào về các cuốn sách của nhóm Cánh Buồm?
Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam, đại diện nhóm Cánh Buồm, cho biết, bộ sách gồm các cuốn đã phát hành trên thị trường: Sách học tiếng Việt, Sách học Văn, Sách học Lối sống, Sách học Tin học, Sách học Tiếng Anh.
Riêng Sách học Toán, Sách học Khoa học – Công nghệ sẽ được phát hành muộn hơn do nhóm biên soạn muốn kéo dài thời gian thực nghiệm cho hai cuốn này.

Tôi thấy, cuốn sách học Văn là hay, đưa ra những hướng mở cho học sinh, giúp các em tự học. Cuốn sách Lối sống cũng hay, bài không dài, hiện đại. Nhưng, cuốn Học tiếng Anh và tiếng Việt thì có vấn đề. Riêng cuốn sách Học Tin học còn sơ sài. Tuy nhiên, nhóm Cánh Buồm không có nhiều người, trong khi Bộ GD&ĐT lại có hàng trăm người, làm SGK nhiều năm.

Việc làm SGK như vậy có ý nghĩa gì?
Đây là hướng đi đột phá, đáng hoan nghênh, vì chương trình SGK hiện nay hơi “cứng”. Khi chúng tôi viết sách là theo khung chương trình đã định, nên khá “cứng nhắc”. Nên để tự do viết.
Theo thầy, có nên làm nhiều bộ SGK?
Có thể làm một bộ SGK theo chương trình chung cũng được. Có thể quy định học sinh thành phố phải học 100% nội dung SGK, còn học sinh miền núi chỉ học 70% chẳng hạn. Nhưng chủ yếu là cách làm thế nào để chất lượng SGK được tốt. Điều này đòi hỏi bên Bộ GD&ĐT phải biết lắng nghe.
Tuy vậy, cũng có thể làm một chương trình chung, có nhiều bộ SGK, nhưng phải đi liền với quản lý thế nào cho không bị "loạn".
Thầy có lo ngại gì với 1 bộ SGK của Bộ GD – ĐT ?
NXB Giáo dục hiện nay đã cổ phần hóa. Bộ SGK dùng chung cho Nhà nước mà do một Cty Cổ phần hóa thì cũng cần suy nghĩ. Ở Mỹ, họ không áp đặt bộ SGK nào chung cả, mà mỗi bang có một bộ.
Cảm ơn thầy!
Thầy Bùi Việt Hà từng học Toán tại ĐH Tổng hợp Lomonoxop của Nga, nhiều năm tham gia giảng dạy và luyện thi học sinh giỏi Quốc tế về Tin học; tham gia viết SGK Tin học (của Bộ GD&ĐT) cho các lớp ba đến lớp chín. Hiện, thầy Bùi Việt Hà là giảng viên khoa Công nghệ Thông tin, Học viện Kỹ thuật Quân sự, kiêm Giám đốc Cty Tin học Nhà trường (School.net).
 Hoàng Tuân / Tien Phong

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)