Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Sách Ngữ văn 11 phần đọc hiểu

Tạp Chí Giáo Dục

Tháng 9-2023, cc s trin khai dy hc theo Chương trình giáo dc ph thông 2018 vi sách giáo khoa mi các lp 4, 8 và 11. Đ giáo viên nm rõ thông tin, chúng tôi xin gii thiu mt s ni dung chính ca sách Ng văn 11 (b Cánh diu).


Mt tiết hc môn ng văn ca hc sinh THPT (nh minh ha). Ảnh: Yến Hoa

Theo đó, sách gồm 2 tập, khổ 19 x 26,5 cm, nhiều màu. Tập 1 dày 150 trang, tập 2 dày 160 trang. Bìa tập 1 là tranh Kiều và Kim Trọng (danh họa Nguyễn Tư Nghiêm); tập 2 là tranh Thuyền trên sông Hương (danh họa Tô Ngọc Vân). Đây đều là tranh nghệ thuật của các họa sĩ nổi tiếng nhằm góp phần nâng cao kiến thức và trình độ thẩm mỹ cho học sinh. Cấu trúc sách (phần đọc hiểu) gồm: Tập 1, ngoài bài mở đầu có 4 bài học chính: Bài 1 Thơ và truyện thơ: Đọc hiểu các bài thơ như Sóng (Xuân Quỳnh); Tôi yêu em (Pu-skin, Văn học Nga); Hôm qua tát nước đầu đình (ca dao); các trích đoạn truyện thơ Lời tiễn dặn (Tiễn dặn người yêu); Nỗi niềm tương tư (Trích truyện thơ Bích Câu kì ngộ – Vũ Quốc Trân). Chủ đề chính của bài 1 là những trạng thái cảm xúc muôn màu của tình yêu. Bài 2 Thơ văn Nguyễn Du: Cũng như bài Thơ văn Nguyễn Trãi (lớp 10), bài Thơ văn Nguyễn Du đáp ứng 2 yêu cầu của chương trình, đó là học truyện thơ Nôm qua Truyện Kiều và thơ chữ Hán; vận dụng một số hiểu biết về cuộc đời Nguyễn Du vào đọc hiểu tác phẩm của ông. Vì thế, bài này gồm văn bản giới thiệu khái quát về con người và tác phẩm của Nguyễn Du. Sau đó đọc các đoạn trích Truyện Kiều (Trao duyên, Anh hùng tiếng đã gọi rằng, Thề nguyền) và bài thơ chữ Hán “Độc Tiểu Thanh ký”. Bài 3 Truyện: Đọc hiểu các truyện Chí Phèo (Nam Cao), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Tấm lòng người mẹ (trích tiểu thuyết Những người khốn khổ – Vic-to Huy-gô, Văn học Pháp) và truyện ngắn Kép Tư Bền (Nguyễn Công Hoan). Chủ đề chính của các văn bản là tập trung nói về những con người khốn khổ, vẻ đẹp và sức mạnh của nhân tính. Bài 4 Văn bản thông tin: Chương trình yêu cầu học đọc các văn bản thông tin tổng hợp, đề tài và văn bản ngữ liệu tùy mỗi bộ sách. Sách Ngữ văn 11 bộ Cánh diều chọn đề tài về người Việt, tiếng Việt, gồm các văn bản sau: Phải coi luật pháp như khí trời để thở (theo Lê Quang Dũng), Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái (Hàm Châu), Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ (Phạm Văn Tình), Sông nước trong tiếng miền Nam (theo Trần Thị Ngọc Lang). Chủ đề chung của bài này là các phẩm chất cao đẹp và những thói tật xấu của người Việt, vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Cuối tập 1 có bài ôn tập và tự kiểm tra, đánh giá cuối học kỳ I; các bảng biểu tra cứu.

Trong khi đó, tập 2 gồm các bài: Bài 5 Truyện ngắn: Các văn bản Trái tim Đan-kô (Go-rơ-ki, Văn học Nga), Một người Hà Nội (Nguyễn Khải), Tầng hai (Phong Điệp), Nắng đẹp miền quê ngoại (Trang Thế Hy). Chủ đề chung của bài 5 là vẻ đẹp con người. Bài 6 Thơ (có yếu tố tượng trưng): Các bài Đây mùa thu tới (Xuân Diệu), Sông Đáy (Nguyễn Quang Thiều), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), Tình ca ban mai (Chế Lan Viên) và Tràng giang (Huy Cận). Đây là các bài thơ viết về chủ đề thiên nhiên, cuộc sống, tình người. Bài 7 Tùy bút, tản văn, truyện ký: Các văn bản Thương nhớ mùa xuân (trích Thương nhớ mười hai – Vũ Bằng), Vào chùa gặp lại (Minh Chuyên), Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), Bánh mì Sài Gòn (Huỳnh Ngọc Trảng). Chủ đề chung của bài 7 là vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, con người… Bài 8 Bi kịch: Các văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng), Thề nguyền và vĩnh biệt (trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét – Sếch-xpia, Văn học Anh), Tôi muốn được là tôi toàn vẹn (trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ) và Trương Chi (Nguyễn Đình Thi). Các văn bản trong bài 8 tập trung vào chủ đề: Bi kịch thời đại và bi kịch con người. Bài 9 Văn nghị luận (nghị luận văn học và nghị luận xã hội): Các văn bản Tôi có một giấc mơ (King), Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh), Lại đọc “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân (Nguyễn Đăng Mạnh), Thế hệ trẻ cần có quyết tâm lớn và phải biết hành động (Nguyễn Thị Bình). Chủ đề bài 9 là ước mơ tự do và vẻ đẹp của thơ văn. Cuối sách cũng là bài ôn tập và kiểm tra, đánh giá học kỳ II và các bảng biểu tra cứu.

Ngoài 2 tập sách giáo khoa, còn có tập sách chuyên đề tự chọn, gồm 3 nội dung mà chương trình mới đã nêu lên: Chuyên đề 1, tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam. Chuyên đề 2, tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại. Chuyên đề 3, đọc, viết và giới thiệu một tác giả văn học. Cấu trúc chuyên đề có phần lý thuyết và thực hành. Trong đó, thực hành là chính.

Trên đây là hệ thống văn bản đọc hiểu của 9 bài học chính trong sách Ngữ văn 11 và nội dung các chuyên đề. Giáo viên cần biết và chuẩn bị sưu tầm, bổ sung thêm các văn bản tương tự về thể loại, kiểu văn bản và nội dung đề tài, để đáp ứng việc dạy học và kiểm tra, đánh giá mới.

PGS.TS Đ Ngc Thng

 

Bình luận (0)