Những thứ miễn phí ở Sài Gòn ngày một nhân rộng khiến cho thành phố thêm giàu nghĩa tình.
Ban đầu là trà đá, sửa xe, bánh mì miễn phí rồi đến phát gạo, sửa nón miễn phí, nay còn có thêm quần áo miễn phí.
Day dứt khi thấy trẻ thiếu mặc
Từ những thông tin được chia sẻ trên một diễn đàn về Sài Gòn, chúng tôi tìm đến quầy quần áo miễn phí của chú Ba trên đường Nguyễn Hoàng (phường An Phú, quận 2, TP.HCM).
Gọi là quầy thì chưa tới vì ở đây chỉ kê một chiếc bàn và dải một tấm bạt, nhưng chứa quần áo cao ngút. Quần áo lao động, đi chơi của người lớn, trẻ em đều có đủ. Chú Ba cho biết số quần áo bày ra chỉ là một phần rất nhỏ trong số quần áo mà chú vận động quyên góp được.
Đều đặn mỗi tuần vào thứ 4 và thứ 7, từ 6 giờ sáng chú Ba sắp xếp đồ ra để mọi người đến lấy: “Nhiều khi mình chưa bày ra người ta đã đứng đợi sẵn, rất vui”.
Quầy quần áo miễn phí của chú Ba mở đều đặn vào thứ 4 và thứ 7 mỗi tuần
Phượng Quyên
|
Chú kể, ngày trước khi có dịp lên vùng núi, nhìn những đứa trẻ không mặc quần áo mà chạnh lòng, khi về Sài Gòn cứ day dứt mãi, quyết định phải vận động bạn bè chuyển quần áo lên.
Rồi khi nghỉ hưu, ở nhà buôn bán cây kiểng, nhìn những công nhân chạy xe trên đường với dáng khắc khổ, chú nghĩ mình cần giúp đỡ họ. Gian quần áo miễn phí ra đời từ đó, đến nay đã hơn 2 tháng.
Tâm thanh thản
Chú Ba quê ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, không phải người gốc Sài Gòn nhưng tính cách đã đặc sệt chất Sài Gòn: “Bọn trẻ các cháu bây giờ không hiểu được giai đoạn kham khổ ngày xưa, có quần áo mặc là mừng lắm, nên tôi làm vì thấy vui chứ không muốn phô trương”.
Nhiều người vẫn rất cần đến những quầy quần áo như thế này Vũ Phượng
|
Chính vì vậy chú Ba từ chối khi ai đó chụp ảnh. Chú kể, khi cha mẹ mất, quần áo vẫn cắt hết nút áo: “Vậy mới thấy, giàu sang cỡ nào nhưng chết cũng có mang được quần áo đi đâu, hãy chia sẻ nó cho những người còn đang thiếu thốn”.
Vì từng nhiều năm đi nước ngoài nên chú Ba mong ước ở Việt Nam cũng sẽ như họ, ở mỗi siêu thị có một thùng giấy để quần áo và giày dép mà mọi người không dùng nữa, gom lại rồi mang đến cho người cần dùng.
Ấm áp nghĩa tình
Nhìn một người đàn ông đứng lựa mãi không được gì, đang định lên xe đi thì chú Ba ngoắc lại, vào nhà mang thêm bịch đồ khác đổ tiếp lên đống quần áo, cầm theo 2 chiếc quần dài, trao tận tay người đàn ông nọ.
Vì cuộc sống là cho đi Vũ Phượng
|
Chú Ba chia sẻ, có những người tới mang cả mấy bao quần áo về làm những người đến sau không lựa được, nên chú Ba lại bỏ ra thêm chứ không bày hết ra một lần. Thậm chí quần áo jean lao động của những người Tây quanh khu vực cho, chú cũng cất riêng để khi có người phù hợp sẽ mang ra.
Chị Phan Mỹ Lệ quê Phú Yên cũng mừng rỡ vì chọn được quần áo để
đi làm phụ hồ Vũ Phượng
|
Sáng nay, không chỉ có người đến lấy quần áo mà còn có những người lặng thầm mang quần áo đến đặt cạnh tấm bạt rồi đi tiếp.
Được biết, UBND quận 2 cũng mới có thông báo đến Quận đoàn quận 2 để hỗ trợ chú Ba trong việc bày trí lại quần áo trông đẹp mắt hơn.
Sài Gòn hào hiệp, phóng khoáng Phượng Quyên
|
Vũ Phượng – Phượng Quyên/TNO
Tin liên quan
Học viện Cán bộ TP.HCM vừa phối hợp cùng Hệ thống HEAD Visacoop tổ chức ngày hội tập huấn kiến thức an...
Ngày 9-11, tại Nghệ An, Bộ GD-ĐT phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Bộ...
Mặc dù cơ quan chức năng đã nỗ lực cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường nhưng tình...
Những thanh cây gỗ cũ, nhuốm đầy bùn đất trôi theo dòng nước bạc đục ngầu từ thượng nguồn về xuôi theo...
Bình luận (0)