Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

Sản phẩm du lịch đường thủy ngày càng đa dạng

Tạp Chí Giáo Dục

Xác định tiềm năng phát triển du lịch trong tương lai, TP.HCM đang tập trung phát triển nhiều tour, tuyến du lịch đường thủy. Bên cạnh những tour thường kỳ, TP đã hình thành nhiều tour tuyến mới nhằm thỏa mn nhu cầu nghỉ ngơi gii trí, thưởng thức cc gitrvăn ha nhân văn ca khch du lch quốc tế vnội đa, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán 2024 đang đến gần.


Đua thuyền trên sông Sài Gòn phục vụ khách du lịch

10 tuyến du lịch đường thủy mới

Bên cạnh các tuyến du lịch thường kỳ được TP.HCM khai thác trong thời gian qua như tuyến du lịch nội đô Nhiêu Lộc – Thị Nghè khởi hành vào lúc 17 giờ hàng ngày, kéo dài từ 2 đến 4 giờ; khám phá vẻ đẹp trên sông Sài Gòn có hành trình bến ga tàu thủy Bạch Đằng – mũi Đèn Đỏ – bán đảo Thanh Đa – bến ga tàu thủy Bạch Đằng; tuyến ngắm hoàng hôn trên sông Sài Gòn… Mới đây, TP.HCM đã hình thành thêm 10 tour, tuyến du lịch đường thủy mới nhằm mang lại những trải nghiệm mới, lạ cho du khách khi đến TP.

Cụ thể, tuyến du lịch đường thủy tầm trung đi trong ngày từ TP.HCM – Bình Dương với hành trình từ bến ga thủy tàu Bạch Đằng – bến Tiamo – Thủ Dầu Một; tuyến TP.HCM – Bình Dương, hành trình từ bến ga tàu thủy Bạch Đằng – bến Tiamo – Becamex Hotel New City (2 ngày 1 đêm); tuyến du lịch đường thủy tầm trung TP.HCM – Bình Dương – Củ Chi, hành trình từ bến ga tàu thủy Bạch Đằng – Bến Tiamo – Củ Chi Tunnel (1 ngày).


Du khách trải nghiệm du lịch đường thủy trên địa bàn TP.HCM

Tuyến du lịch TP.HCM – Đồng Nai, hành trình từ bến ga tàu thủy Bạch Đằng – Sân golf Đại Phước, Nhơn Trạch (Đồng Nai) (1 ngày); tuyến du lịch đường thủy tầm trung TP.HCM – Đồng Nai – Bình Dương, hành trình từ bến Bạch Đằng – Sân golf Đại Phước, Nhơn Trạch (Đồng Nai) – Sân golf Royal Island (Cù Lao Bạch Đằng) hoặc sân Twin Doves Golf Club (2 ngày).

Riêng quận 7 gắn với bến tàu thủy Ngôi Sao Việt được định hướng là khu vực bến trung tâm. Từ đó, có các tuyến du lịch đường thủy xuất phát từ bến này như tuyến thủy nội đô, tuyến về Nhà Bè, tuyến về Cần Giuộc, Cần Giờ, tuyến kết nối với Đồng Nai qua tour golf rất thuận tiện khi di chuyển bằng ca nô cao tốc chỉ có 25 phút. Theo đó, tuyến du lịch xuất phát từ bến Ngôi Sao Việt – Nhà Bè hoặc từ bến Ngôi Sao Việt – Sân golf Đại Phước, Nhơn Trạch (Đồng Nai) hay từ bến Ngôi Sao Việt – Cần Giuộc – Cần Giờ.

Bên cạnh các tuyến du lịch đường thủy tầm trung là những tuyến tầm ngắn như: Tuyến “Luxury dinner on Saigon River” thưởng ngoạn và thưởng thức những món ăn đặc trưng trên sông Sài Gòn với du thuyền Ros Yatch; tuyến du lịch nội đô Rạch Đĩa, từ bến Ngôi Sao Việt – dọc Rạch Đĩa.

Sản phẩm ngày càng đa dạng

Bà Nguyễn Thị Bé Ngoan – Phó Chủ tịch UBND quận 7 – cho biết, quận 7 được hình thành từ 5 xã phía Bắc và một phần huyện Nhà Bè cũ với tổng diện tích tự nhiên là 3.576ha nằm về phía Đông Nam của TP. Quận 7 có vị trí địa lý khá quan trọng với vị trí chiến lược khai thác giao thông thủy và bộ. Là cửa ngõ phía Nam của TP.HCM, quận 7 như cầu nối mở hướng phát triển của TP với biển Đông.

Phó Chủ tịch UBND quận 7 cho hay, trong thời gian qua, quận 7 đã rất quan tâm đến công tác phát triển du lịch trên địa bàn. Xác định tiềm năng phát triển du lịch mạnh mẽ trong tương lai, quận đã xây dựng Đề án phát triển du lịch quận 7 đến năm 2030 tầm nhìn đến 2045 và kế hoạch phát triển du lịch đường thủy giai đoạn 2023-2025 định hướng đến 2030 với nhiều nội dung phát triển du lịch khai thác lợi thế địa hình sông nước. Và vào cuối tháng 11-2023 vừa qua quận 7 đã được UBND TP.HCM phê duyệt thí điểm đề án kinh tế ban đêm gắn với phát triển du lịch quận 7, là tiền đề cho việc thu hút khách du lịch đến với quận trong thời gian tới.


Các em học sinh trải nghiệm chèo xuồng SUP trên hồ Bán Nguyệt (quận 7)

Ông Nguyễn Hữu Ân – Phó Trưởng phòng Quy hoạch Phát triển tài nguyên du lịch, Sở Du lịch TP.HCM – cho hay, đường thủy là một lợi thế, một điểm mạnh của TP cần được khai thác một cách hiệu quả. Hiện TP.HCM có gần 47 chương trình tour, gói, sản phẩm đường thủy của hơn 18 doanh nghiệp du lịch kinh doanh dịch vụ vận chuyển phương tiện thủy. Sản phẩm du lịch đường thủy ngày càng được đa dạng, từ các tuyến du lịch tầm ngắn, tầm trung, tầm xa, tầm xa liên vận quốc tế và đa dạng các loại phương tiện đường thủy.

Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu (Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM) nhấn mạnh, để loại hình du lịch đường thủy phát triển hơn nữa thời gian tới, TP đang kêu gọi đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng; nâng độ tĩnh không các cây cầu; hoàn thiện hạ tầng bến, bãi neo đậu tàu; sắp xếp, quy hoạch các bến tàu theo quy hoạch chung của thành phố giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Xuất phát từ thực tế đó, TP.HCM vừa phê duyệt nâng tĩnh không cầu Bình Triệu 1 (quốc lộ 13) và cầu Bình Phước 1 (quốc lộ 1). Đây là 2 công trình trọng điểm và là điểm nghẽn lớn nhất về giao thông thủy khi không đảm bảo độ tĩnh không để các tàu thuyền lớn lưu thông.

Thúy Kiều

Bình luận (0)