Khoa học - Công nghệSản phẩm công nghệ

Sản phẩm giảm ô nhiễm môi trường “made in” học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Bng nhng vt liu r tin, d tìm kiếm…, các em hc sinh THCS đã có nhng ý tưng, sáng kiến nhm gim thiu tác đng môi trưng lên sc khe con ngưi.

Lâm Kim Phát (đi din nhóm) gii thiu các sn phm ca nhóm

Dùng gáo da, lau sy thay thế đ nha

Sản phẩm này đang được sử dụng trong trường học, là sáng kiến của nhóm học sinh Trường THCS Tân Tạo A (Q.Bình Tân, TP.HCM) thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Theo Lâm Kim Phát (trưởng nhóm), ở Trường THCS Tân Tạo A có 1.900 học sinh và 100 giáo viên, nhân viên, nếu chỉ 1/2 số này sử dụng đồ nhựa trong ăn uống, sinh hoạt sẽ là thảm họa cho môi trường. Khảo sát của nhóm cho thấy, trong một ngày có khoảng 1.500/ 1.900 học sinh mua thức ăn, nước uống đựng trong vật liệu nhựa, xốp khó phân hủy. Trong đó, học sinh mua 5 lần/ngày sẽ thải ra 7.500 vật thể nhựa (hoặc xốp) và 4.500 vật thể nếu mua 3 lần/ngày. Như vậy, mỗi tháng (22 ngày học) lượng rác thải ra với 165.000 vật thể/5 lần mua và 99.000 vật thể/3 lần mua.

Từ thực tế đó, nhóm muốn thay thế hàng trăm ngàn vật liệu nhựa do học sinh thải ra bằng gáo dừa và ống hút lau sậy nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Được biết, đến nay nhóm đã tạo ra khoảng 100 sản phẩm ống hút từ lau sậy và ly làm từ gáo dừa đang được sử dụng hiệu quả tại trường. “Chúng em muốn các bạn thay đổi hành vi, ứng xử thân thiện với môi trường bằng việc sử dụng sản phẩm tái chế từ gáo dừa và ống hút lau sậy thay thế sản phẩm nhựa. Đây là vật liệu dễ tìm kiếm, dễ tái sử dụng, dễ phân hủy và đặc biệt là chi phí rất thấp”, Phát chia sẻ.

Hoàn Thiện (thành viên của nhóm) cho biết thêm, trong quá trình đưa vào dùng thử, nhóm đã nhận được phản hồi tích cực từ giáo viên, học sinh và hộ gia đình. Không chỉ có tác động mạnh về tuyên truyền “nói không với đồ nhựa” trong trường mà còn lan tỏa đến các trường bạn, đến mỗi gia đình. Mục tiêu mà nhóm muốn hướng tới là tiết kiệm thời gian phân loại rác, giảm lượng rác nhựa thải ra môi trường, nâng cao ý thức giữ gìn bầu không khí trong lành đã được thầy cô, phụ huynh và các bạn cùng chung tay hưởng ứng.

“Theo kế hoạch, trong tháng 7 này nhóm sẽ tiếp tục làm 200 sản phẩm để đưa vào phục vụ trong trường vào tháng 8, sau đó tổng kết đánh giá và mở rộng quy mô. Để đủ sử dụng trong trường cũng như sản phẩm được hoàn thiện hơn về mọi mặt, nhóm mong muốn được hỗ trợ về tài chính, máy móc và cả kiến thức làm thủ công”, Phát bày tỏ.

Võ Hoàng Sơn trình bày sáng kiến “lâu đài” x lý khói

“Lâu đài” x lý khói

Đây là sáng kiến của Võ Hoàng Sơn (học lớp 7 Trường THCS Tân Tạo A, Q.Bình Tân) được giới thiệu tại Ngày không khí sạch (Clean Air Day) 2019 do Saigon Innovation Hub và UNICEF tổ chức mới đây. Các chuyên gia đánh giá đây là một sáng kiến táo bạo khi cậu học trò nhỏ này đã tạo ra một thiết bị xử lý khói bằng lớp lọc vải ướt. Chia sẻ về ý tưởng “lâu đài” xử lý khói, Sơn cho biết mỗi ngày đi học qua nhiều nhà máy, xí nghiệp trong và ngoài các khu công nghiệp, chứng kiến một lượng khói đáng kể thải trực tiếp ra môi trường. Từ đó em về nhà tìm đọc các tài liệu, mày mò nghiên cứu thiết bị xử lý khói mà bản thân gọi là “lâu đài”.

Sơn diễn giải, thiết bị này gồm có hai lớp vải đặt tại nơi khói thải ra, khói sẽ đi qua lớp vải khô chống cháy, xỉ khói sẽ rớt xuống khu chứa riêng. Riêng những xỉ khói có kích thước nhỏ li ti sẽ được lọc tiếp ở lớp vải ướt (nhờ bộ phân cung cấp nước thường xuyên). Dù đã được thử nghiệm và cho kết quả ngoài mong đợi nhưng Sơn cho rằng đây chỉ mới là một phác thảo, và hiện đang tiếp tục phát triển mô hình này theo hướng hoàn thiện, lớn hơn và có khả năng ứng dụng cao hơn.

Đánh giá sáng kiến “lâu đài” xử lý khói, bà Marianne Oehlers (Trưởng Văn phòng hợp tác chương trình UNICEF Việt Nam) khẳng định đây là một trong những ý tưởng độc đáo hướng đến giảm thiểu ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, để ý tưởng này được ứng dụng rộng rãi cần sự chung tay đồng hành của cộng đồng.

T.Anh

 

 

Bình luận (0)