Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Sản phẩm xanh: Vẫn còn là sự lựa chọn khiêm tốn của người tiêu dùng

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Theo kết qu kho sát tiêu dùng xanh 2024 do Hi Doanh nghip hàng Vit Nam cht lưng cao công b gn đây, mc dù nhn thc ca ngưi tiêu dùng v li ích ca các sn phm xanh đã có s ci thin, tuy nhiên, vic mua sm vn còn nhiu rào cn.

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp sản xuất sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường 

Ch 12-18% ngưi tiêu dùng chn sn phm xanh

Báo cáo của Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho thấy, tỷ lệ người tiêu dùng sẵn sàng chọn lựa sản phẩm xanh chỉ đạt từ 12% đến 18% tại các TP lớn như Hà Nội và TP.HCM – con số vẫn khá khiêm tốn so với tiềm năng.

Ông Nguyễn Văn Phượng – phụ trách điều tra thị trường của Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao – cho biết: “Các TP lớn đang ghi nhận sự quan tâm nhất định đến tiêu dùng xanh nhưng chi phí cao đã khiến người tiêu dùng e dè, dẫn đến một bức tranh tiêu dùng xanh vẫn còn khá mờ nhạt”.

Một trong những lý do chính khiến các sản phẩm xanh chưa thể trở thành lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng là giá thành. Nhiều người tiêu dùng cho rằng, các sản phẩm xanh thường có giá cao hơn sản phẩm thông thường, gây khó khăn khi họ muốn chuyển sang tiêu dùng bền vững.

Đối tượng khách hàng chính yếu của các sản phẩm xanh hiện nay là những người tiêu dùng trong độ tuổi từ 31 đến 45, có trình độ đại học, nghề nghiệp ổn định và thu nhập từ 15 triệu đến 30 triệu đồng/tháng.

Ghi nhận của phóng viên tại Co.opXtra Vạn Hạnh (ở quận 10) cho thấy, nhiều người tiêu dùng dù rất thích sản phẩm xanh nhưng khi so sánh giá cả thì lại thấy xót tiền. Chị Phan Thu Nhi (nhân viên văn phòng) chia sẻ: “Tôi quan tâm đến sức khỏe và môi trường nên thường tìm hiểu các sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường, tuy nhiên khi so sánh giá thì thật sự đắt hơn nhiều. Tôi hay dùng thử vài lần cho biết, nhưng về chuyện sử dụng lâu dài thì tôi thấy phí tiền quá. Dù rất muốn lựa chọn sản phẩm xanh để tốt cho sức khỏe nhưng đành phải tặc lưỡi chuyển sang sản phẩm rẻ tiền hơn”.

Một yếu tố khác khiến sản phẩm xanh gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường là sự khan hiếm và thiếu thông tin đầy đủ. Khảo sát cho thấy người tiêu dùng biết đến sản phẩm xanh chủ yếu qua không gian mạng (dưới 40%), nhưng việc thiếu các nguồn thông tin chính thống, đáng tin cậy khiến họ còn lăn tăn khi chọn lựa.

Chị Nhi băn khoăn: “Theo tôi tìm hiểu thì việc đạt được tiêu chuẩn của sản phẩm xanh, tiêu chuẩn về sản phẩm organic là rất khó. Tuy nhiên thị trường hiện nay lại có quá nhiều sản phẩm làm tôi cũng phân vân không chắc chắn sản phẩm đó có đúng tiêu chuẩn như quảng cáo hay không”.

Dù quan tâm đến sản phẩm xanh nhưng người tiêu dùng chưa mạnh dạn sử dụng vì giá thành cao

Trong các ngành hàng xanh, thực phẩm xanh vẫn là sản phẩm được người tiêu dùng sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, tỷ lệ người tiêu dùng mua thường xuyên vẫn chưa cao. Các sản phẩm hóa mỹ phẩm, đồ gia dụng xanh chỉ được sử dụng ở mức thỉnh thoảng. Còn các mặt hàng như dụng cụ thể thao, văn phòng phẩm và phương tiện đi lại xanh thì càng ít được người tiêu dùng lựa chọn.

Khi chọn mua sản phẩm xanh, người tiêu dùng thường quan tâm đến chất lượng và tính an toàn cho sức khỏe, sau đó mới xem xét đến yếu tố thân thiện với môi trường. Chỉ có một số ít người tiêu dùng quan tâm đến việc sản phẩm đó có thể tái sử dụng hoặc làm từ nguyên liệu tái chế.

H giá bán đ sn phm xanh đến tay ngưi tiêu dùng nhiu hơn

Kết quả khảo sát tiêu dùng xanh 2024 của Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cũng cho thấy, người tiêu dùng chọn mua sản phẩm xanh tại nhiều kênh phân phối, trong đó siêu thị và các sàn thương mại điện tử đang chiếm ưu thế. Kênh online cũng đang phát triển mạnh mẽ, với tỷ lệ người tiêu dùng lựa chọn mua hàng online đạt khoảng 45%.

Động lực lớn nhất thúc đẩy người tiêu dùng chọn sản phẩm xanh là tốt cho sức khỏe và giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường. Ngoài ra, những yếu tố như bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và nâng cao ý thức cộng đồng cũng là yếu tố khuyến khích. Tuy vậy, giá thành cao vẫn là rào cản lớn nhất, với 78% người tiêu dùng cho biết giá cao khiến họ khó tiếp cận các sản phẩm này.

Chị Đinh Phương Thư (giáo viên mầm non) cho biết: “Tôi muốn dùng các sản phẩm an toàn cho con mình nhưng giá cao quá nên chỉ khi nào có khuyến mãi mới dám mua. Tôi mong sản phẩm xanh có giá phải chăng hơn”.

Ngoài ra, 18% người tiêu dùng cho rằng các sản phẩm xanh chưa đáp ứng kỳ vọng về chất lượng, điều này cũng làm giảm niềm tin của họ. Một phần khác của người tiêu dùng (7%) vẫn chưa có đủ nhận thức về ý nghĩa của tiêu dùng xanh, đặc biệt ở khu vực nông thôn.

Tuy tiêu dùng xanh chưa phổ biến rộng rãi, nhưng các tín hiệu cho thấy người tiêu dùng đang dần có ý thức hơn về lợi ích của sản phẩm xanh. Theo khảo sát, 59% người tiêu dùng cho biết họ sẵn sàng chi thêm từ 5% đến 10% để mua các sản phẩm thân thiện môi trường, với khoảng 20% chấp nhận chi trả tăng thêm trên 10%.

Ông Phượng nhận định: “Nếu chúng ta có thể đưa ra những sản phẩm xanh với mức giá phù hợp, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng thì tiêu dùng xanh sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn. Khi nhu cầu này tăng lên sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn vào sản xuất xanh, từ đó tạo ra một chuỗi cung ứng bền vững”.

Nhìn chung, việc tiêu dùng xanh trở thành xu hướng phổ biến vẫn là một mục tiêu đầy thách thức, dù nhận thức của người tiêu dùng đã tăng lên đáng kể. Để thúc đẩy tiêu dùng xanh tại Việt Nam, các cơ quan và doanh nghiệp cần đưa ra chính sách hỗ trợ, từ việc giảm giá thành sản phẩm xanh đến việc tăng cường thông tin giáo dục về lợi ích sản phẩm tái chế. Khi có sự đồng lòng từ cộng đồng và nhà sản xuất, tiêu dùng xanh mới có thể trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống hiện đại, không chỉ là xu hướng nhất thời.

Thy Phm

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)