Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Sẵn sàng cho “sân chơi” công nghệ

Tạp Chí Giáo Dục

Năm 2019, lĩnh vc công ngh thông tin (CNTT) ca Vit Nam đưc đánh giá có nhng bưc phát trin vưt bc, và là mt trong nhng quc gia đưc đi tác quc tế chn làm đim đến đu tư cũng như hp tác phát trin gia công phn mm.

Đi din các tp đoàn, doanh nghip trong và ngoài nưc trong lĩnh vc CNTT trao đi v xu hưng phát trin AI

ng đến mt trung tâm phát trin phn mm

Tại Hội nghị Phát triển dịch vụ CNTT Việt Nam năm 2019 – Vietnam ITO Conferce 2019 với chủ đề: “Việt Nam: Điểm đến cho đổi mới sáng tạo”, ông Lâm Nguyễn Hải Long – Chủ tịch danh dự liên minh VNITO, Giám đốc Công viên Phần mềm Quang Trung (QTSC) – nhận định: Trong thời gian qua, Việt Nam đã rất thành công trong lĩnh vực gia công xuất khẩu phần mềm. Bạn bè quốc tế đã xem Việt Nam là “Software Development Hub” ở tầm khu vực châu Á về gia công phát triển phần mềm. Hơn nữa, Việt Nam đang tích cực triển khai nhiều mô hình mới, chính sách mới như chương trình đô thị thông minh, đô thị sáng tạo, các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, hưởng ứng cuộc CMCN 4.0… Việt Nam cũng là một nền kinh tế mở hàng đầu thế giới với chính sách làm bạn với tất cả các nước giúp Việt Nam có thể tiếp cận với một thị trường rộng lớn.

Ông Long nhấn mạnh: “Cùng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ trên thế giới, Việt Nam đang có tỷ lệ các công ty khởi nghiệp cao thứ ba ở Đông Nam Á với  3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp năm 2019 và tiếp tục tăng lên sau mỗi năm. Việt Nam đang được các quốc gia chọn là nơi để hợp tác đầu tư, phát triển hơn nữa lĩnh vực khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ, góp phần quảng bá về năng lực của ngành CNTT Việt Nam”.

Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư TP.HCM – ông Phạm Thiết Hòa nhìn nhận: Tiềm năng và thế mạnh của ngành công nghệ thông tin Việt Nam được phát huy mạnh mẽ trong những năm gần đây. Các công ty công nghệ của Việt Nam cũng đang bắt kịp xu hướng phát triển công nghệ mới của thế giới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở hầu hết các lĩnh vực: dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI/ML), IoT, Blockchain, chuyển đổi số…

“Vi lưng sinh viên du hc nm trong top 10 ca thế gii, cùng nhiu nhà khoa hc Vit Nam  các nưc phát trin, chúng ta có điu kin tiếp xúc và hc hi nhng sn phm và công ngh mi nht, phc tp nht. Chính nhng lý do trên đã to ra nhiu cơ hi, tin đ đ Vit Nam tr thành trung tâm phát trin phn mm và đi mi sáng to ca Đông Nam Á”, ông Lâm Nguyn Hi Long nói.

Việt Nam là nền kinh tế năng động trong khu vực châu Á với tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2018 là 7,1% năm (cao nhất trong 11 năm), trước đó năm 2017 là 6,8% năm. Theo Chỉ số đổi mới toàn cầu (GII) năm 2019, Việt Nam xếp hạng 42/129 quốc gia và nền kinh tế thế giới, tăng 3 bậc so với năm 2018. “Theo khảo sát chỉ số phát triển chính phủ điện tử 2018 của Liên hợp quốc, Việt Nam đã tăng một bậc, xếp thứ 88 trong số 193 quốc gia, trong đó các chỉ số dịch vụ trực tuyến (OSI) và chỉ số tham gia điện tử (EPI) được đánh giá cao và tăng từ 0,5 điểm lên 0,75 điểm”, ông Hòa dẫn số liệu.

Sn sàng “sân chơi” công ngh thi 4.0

Là một trong những công ty chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán, thuế và tư vấn quản lý tài chính – ông Nguyễn Công Ái, Phó Tổng Giám đốc KPMG Việt Nam đánh giá, các doanh nghiệp trong nước đang tăng cường đầu tư vào công nghệ như triển khai hoạt động chuyển đổi số và an ninh mạng… Trước xu hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hoạt động đầu tư vào CNTT không còn giới hạn ở một bộ phận chuyên trách về CNTT mà kể cả các bộ phận không chuyên trách bởi doanh nghiệp, startup đã thấy được tiềm lực của nó. Nhân lực ngành CNTT là một trong những yếu tố chính để phát triển doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực này. “Doanh nghiệp đang chạy đua để “săn” nhân lực chất lượng cao về CNTT, đây là điều mà các trường ĐH-CĐ cần chú ý trong tuyển sinh, đào tạo để đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, ông Ái lưu ý.

Trong khi đó, PGS.TS Trần Minh Triết (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHTN (ĐH Quốc gia TP.HCM) cho biết, ứng dụng công nghệ AI vào sản xuất và đời sống đã được TP.HCM đánh giá là yếu tố quan trọng để xây dựng, phát triển TP bền vững, sớm trở thành đô thị thông minh. Đây cũng là cơ hội vàng để Việt Nam có mặt trên bản đồ công nghệ thế giới. “Từ năm 2018, TP.HCM đã chủ trương đề xuất, ban hành cơ chế, chính sách cho nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào đời sống và sản xuất. Đặc biệt là tích hợp AI vào đề án xây dựng TP trở thành đô thị thông minh. Các trường ĐH hiện nay đã có sẵn nguồn lực cả về nhân lực lẫn chuyên môn và sẵn sàng bước vào “sân chơi” công nghệ”, PGS.TS Trần Minh Triết nói.

Sinh viên Trưng CĐ K thut Cao Thng vi sn phm t thiết kế ng dng CNTT

Ông Nguyễn Việt Dũng – Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM cho biết, UBND TP.HCM, Sở Khoa học và Công nghệ đã có những mối quan hệ hợp tác với các nước như Đức, Thụy Điển, Ấn Độ… trong lĩnh vực CNTT. TP cũng đã có chính sách khuyến khích để các doanh nghiệp tham gia vào hệ sinh thái phát triển khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Từ cách làm bài bản, khoa học và chính sách thu hút đầu tư, nhiều tập đoàn, startup đã chọn Việt Nam để tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường.

T.Anh

 

Bình luận (0)