Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Sáng mãi gương thầy giáo Phú

Tạp Chí Giáo Dục

Kiếm sng bng ngh gõ đu tr và sm giác ng cách mng, nhà giáo Nguyn Quc Phú quyết sinh t mt lòng theo Đng. Hy sinh khi tui đi còn tr nhưng hình nh ngưi thy giáo lit sĩ Nguyn Quc Phú vn mãi in đm trong tâm trí nhiu thế h HS và đng nghip đến ngày hôm nay.

Lit sĩ nhà giáo Nguyn Quc Phú

Trong phòng bảo tàng của Hội Cựu giáo chức TP.HCM có không nhiều di ảnh của các nhà giáo liệt sĩ hy sinh trong hoạt động nội đô, trong đó có bức hình trắng đen quý giá của liệt sĩ Nguyễn Quốc Phú vẫn sáng ngời ánh mắt kiên trung.  

Giác ng t trên bc ging

Sinh năm 1939 tại xã Tân Hòa Khánh, Q.Châu Thành, tỉnh Thủ Dầu Một (nay thuộc tỉnh Bình Dương), Nguyễn Quốc Phú lớn lên trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Năm 1956, chàng trai Phú thi đỗ vào Trường trung học công lập Trịnh Hoài Đức, trở thành HS giỏi 4 năm liền nhưng lại rất khiêm tốn, tư cách mẫu mực nên được thầy yêu bạn mến. Năm học 1960-1961, vừa học Trường Quốc gia Sư phạm Sài Gòn, Nguyễn Quốc Phú vừa tự học để lấy thêm bằng tú tài 2 rồi ghi tên theo học ĐH Luật khoa và ĐH Văn khoa với một thành tích đáng nể. Về dạy ở huyện Bến Cát một thời gian ngắn, Nguyễn Quốc Phú được cử làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thới Hòa (quận Châu Thành (cũ), tỉnh Bình Dương).

Theo lời kể của ông Lê Hưng (nguyên Hiệu trưởng Trường Trung học Cộng đồng Búng) Nguyễn Quốc Phú là một nhà giáo nhưng tình yêu quê hương đất nước luôn cháy bỏng trong ông. Bất bình trước những cảnh bất công, cảnh nước mất nhà tan, ông sớm giác ngộ cách mạng và vừa dạy học, vừa hoạt động cách mạng. Từ trên bục giảng và trong mỗi trang giáo án, tinh thần giác ngộ cách mạng được nhen nhóm dần lên. Chính trong khoảng thời gian này thầy giáo Phú thường âm thầm tiếp xúc với các cán bộ cách mạng hoạt động bí mật như đồng chí Huỳnh Văn Cường là thầy giáo cũ và đồng chí Nguyễn Văn Rảnh người cùng quê.

Bình thn trưc xing xích nhà lao

Thế nhưng, kẻ thù đã đánh hơi được những hoạt động kín của thầy Hiệu trưởng Phú. Một tên chiêu hồi chèo đò  ở bến Cầu Ông Cộ đã khai báo với giặc là thường thấy thầy giáo Phú nhiều lần qua đò để về mật khu Long Nguyên. Bị bắt vài ngày, thầy lại được thả vì không có chứng cớ nhưng chính quyền bất ngờ điều động thầy về dạy học tại Trung học cộng đồng Búng (An Thạnh, Lái Thiêu) để tiện bề theo dõi. Do tình hình phong trào cách mạng tại Sài Gòn – Gia Định phát triển mạnh, thầy được phân công về Ban Trí vận Mặt trận Sài Gòn – Gia Định. Như cá gặp nước, về đây thầy giáo Phú đã phát huy được vai trò của mình trong việc xây dựng lực lượng cách mạng, hình thành một đội ngũ đông đảo hội viên “Hội các nhà giáo yêu nước” lên đến hàng chục người ở tỉnh Bình Dương, Củ Chi, Gia Định, Khánh Hội…

Các em hc sinh Trưng THCS Nguyn Quc Phú đến thăm M Vit Nam anh hùng Nguyn Th Dy

Mùa hè năm 1967 tổ chức bị vỡ, thầy Phú bị cảnh sát chính quyền Sài Gòn bắt ngay ở khu Bàn Cờ. Dù bị nhốt, tra tấn trong nhà tù tăm tối của bọn giặc nhưng thầy vẫn không khai nửa lời. Một lần do bị tra tấn quá dã man, ông đã trút hơi thở cuối cùng trong khám. Thế nhưng do sợ dư luận, cảnh sát Sài Gòn hèn hạ phi tang bằng cách đẩy thi thể của thầy từ lầu 5 xuống đất coi như đã nhảy lầu tự sát.

Lit sĩ Nguyn Quc Phú đã đưc Nhà nưc truy tng danh hiu Anh hùng Lc lưng vũ trang thi k chng M cu nưc. M thy hi Nghĩa trang nhân dân Truông Bng Bông. Lit sĩ Nguyn Quc Phú hy sinh năm 28 tui, chưa có gia đình nên thy đưc ngưi cháu gi bng chú rut th cúng. Đ vinh danh ngưi con ưu tú ca quê hương,  Bình Dương có ngôi trưng mang tên thy – Trưng THCS Nguyn Quc Phú  Tân Vĩnh Hip, TX.Tân Uyên là nơi sinh quán ca nhà giáo lit sĩ.

Nhờ ý chí kiên cường của thầy Nguyễn Quốc Phú mà tổ chức được bảo vệ, anh em còn lại tiếp tục hoạt động và phát triển. Tấm gương nhà giáo liệt sĩ Nguyễn Quốc Phú xứng đáng với chí khí kiên cường của người đảng viên Cộng sản trước mũi súng quân thù và truyền thống anh hùng của gia đình cách mạng và quê hương Thủ Dầu Một. Nhà giáo Lê Hưng cảm kích: “Anh Nguyễn Quốc Phú là một con người xứng đáng để ca ngợi, để biết đến như một người con ưu tú của vùng đất Sông Bé – Bình Dương quê hương chúng tôi”.

Hương Thy

 

Bình luận (0)