Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Sang năm VN có thể phải nhập khoảng 250.000 tấn đường

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa đưa ra ước tính sản lượng đường niên vụ 2010/2011 chỉ đạt khoảng 1 triệu tấn, nên lượng đường cần được cấp phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan trong năm 2011 dự kiến vào khoảng 250.000 tấn.
Niên vụ mía đường 2010/2011 chính thức bắt đầu từ tháng 9/2010. Tính đến hết tháng 11, cả nước đã có 23/39 nhà máy đi vào hoạt động. Từ đầu vụ đến 15/11, cả nước đã ép được 52.900 tấn đường (thấp hơn cùng kỳ năm trước 27.000 tấn). Dự kiến trong tháng 12, toàn bộ các nhà máy đường còn lại sẽ bước vào vụ sản xuất.


Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng lượng đường cần được cấp phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan trong năm 2011 là khoảng 250.000 tấn

Tuy nhiên, do niên vụ sản xuất này bắt đầu muộn hơn 2 tháng so với thông thường, nên sản lượng của toàn ngành dự kiến đạt chỉ khoảng 1 triệu tấn, thiếu hụt khoảng 200.000-250.000 tấn do với nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Với các số liệu ước tính trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng lượng đường cần được cấp phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan trong năm 2011 là khoảng 250.000 tấn.
Đầu năm 2010, Bộ Công Thương đã cấp hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường là 200.000 tấn. Tuy nhiên, kết thúc niên vụ mía đường 2009/2010, toàn ngành chỉ sản xuất được trên 889.000 tấn, so với cùng kỳ năm trước giảm khoảng 19.800 tấn.
Trước tình hình đó, vào cuối tháng 7/2010, cơ quan này đã cấp hạn ngạch thuế quan cho các doanh nghiệp nhập khẩu thêm 100.000 tấn đường.
Song theo số liệu từ Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đến hết tháng 10, các doanh nghiệp mới chỉ nhập khẩu được 210.000 tấn. Như vậy, lượng đường trong hạn ngạch thuế quan năm 2010 chưa được nhập khẩu là 90.000 tấn. Cộng với lượng tồn kho (tính tới ngày 15/11 là khoảng 36.300 tấn) và lượng đang tiếp tục được các nhà máy sản xuất ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng lượng đường trên thị trường hoàn toàn có thể đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng nội địa trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Nguồn VNECONOMY

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)