Sự kiện giáo dụcTin tức

Sáng nay, các ĐBQH thảo luận tại tổ: Đầu tư dàn trải làm lạm phát tăng cao

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Sáng nay, 17-10, các đại biểu Quốc hội bắt đầu tiến hành thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế – xã hội năm 2008, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2009. Nhiều đại biểu đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ trong năm 2008, tuy gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, nhưng nền kinh tế vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá, từ 6,5%-7%.

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

> Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XII: Việt Nam đã kiềm chế lạm phát hiệu quả

Theo đại biểu Trần Du Lịch, Phó trưởng Đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh, Chính phủ nói rằng trong năm nay sẽ khó đạt mức tăng trưởng 7% “nhưng với tình hình như hiện nay, tôi cho rằng nếu GDP đạt được 6,5% là đã tốt rồi” – uu

Tuy nhiên, một số vấn đề trong tăng trưởng kinh tế cũng khiến các đại biểu băn khoăn. Đại biểu Nguyễn Đăng Trừng (TPHCM) thắc mắc: Tại sao chỉ tiêu GDP cả nước điều chỉnh giảm do biến động kinh tế, nhưng chỉ tiêu GDP ở các địa phương hầu như không điều chỉnh. Ngay một trung tâm kinh tế lớn như TPHCM cũng không giảm tốc độ tăng trưởng.

Đại biểu Trần Đình Long (Đắc Lắc) nhận xét, nguyên nhân lạm phát tăng cao trong năm 2008 vẫn chưa được Chính phủ làm rõ, đặc biệt là xung quanh vấn đề điều hành chính sách tiền tệ. Đầu tư mạnh mẽ làm tăng trưởng nhanh, nhưng đầu tư lại thiếu quy hoạch, dẫn đến sử dụng đất không hợp lý, môi trường ô nhiễm…

Nhiều đại biểu cho rằng, Chính phủ cần đánh giá kỹ hơn về hiệu quả đầu tư các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước.

Theo đại biểu Nguyễn Đăng Trừng, nguyên nhân chính khiến kinh tế khó khăn, lạm phát tăng mạnh là do đầu tư dàn trải, không hiệu quả.

Đại biểu Trần Du Lịch cũng tỏ ra nghi ngờ con số cắt giảm đầu tư 31.000 tỷ đồng của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước: “Liệu đây có phải là những dự án sẽ thực hiện trong năm nay, hay chỉ là những dự án không bao giờ cắt giảm, chỉ báo cáo cho có? Vấn đề này cần được kiểm tra cụ thể”.

Về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2009, nhiều đại biểu cho rằng nên đặt chỉ tiêu “mềm” về tăng trưởng GDP, ở mức 6,5%-7%, vì dự báo kinh tế thế giới sẽ có nhiều biến động. Về giải pháp, đại biểu Trần Du Lịch đưa ra một ý kiến khá mới: Ngoài việc chủ động kiềm chế lạm phát, Chính phủ cần dự phòng cả phương án chống giảm phát.

Chiều nay, các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận tại tổ.

HÀM YÊN (Theo SGGP)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)