Khoa học - Công nghệSản phẩm công nghệ

Sáng tạo hướng đến cộng đồng

Tạp Chí Giáo Dục

Không đi theo xu thế kiến trúc hin đi có th mang v nhiu li nhun, nhng đ tài sáng to ca chàng sinh viên năm 4 Khoa Kiến trúc, Trưng ĐH Bách khoa Đà Nng – Trn Nht Tiến – luôn hưng đến li ích cho cng đng.

Trn Nht Tiến và Trn Phưc Bo Thư thuyết trình v đ tài “Chòi mui tái sinh”

T trưng cho tr điếc và khiếm thính

Tiến bảo, theo ngành kiến trúc, học qua rất nhiều mảng kiến trúc khác nhau nhưng em vẫn luôn thích mảng kiến trúc hướng đến cộng đồng. Đó là lý do, khi tình cờ đọc được thông tin về một cuộc thi của ngành kiến trúc dành cho người khiếm thị, em liền có ngay ý tưởng thiết kế một ngôi trường dành cho những số phận không may bị điếc và khiếm thính. Đề tài đoạt giải khuyến khích cuộc thi Inclusion về “Giải pháp thiết kế trường học cho người điếc và khiếm thính” năm 2017.

Tháng 8-2017, Tiến bắt tay vào việc hiện thực hóa ý tưởng. “Em nhận thấy một thực tế là lâu nay có rất ít trường dành cho những đối tượng điếc và khiếm thính nên các em chịu nhiều thiệt thòi. Em nghĩ kiến trúc có thể đem lại nhiều thứ giúp các đối tượng này trong học tập, vui chơi cũng như tạo ra một không gian giao lưu giữa các số phận kém may để họ tìm thấy tiếng nói đồng cảm, chia sẻ việc làm… Từ đó em thiết kế mô hình trường học dành cho trẻ điếc và khiếm thính”, Tiến chia sẻ.

Mô hình ngôi trường của Tiến được thiết kế đặc biệt ngay từ cổng vào lấy ý tưởng từ hai bàn tay lồng vào nhau thể hiện sự đón chào thân thiện. Bên trong, Tiến phân chia các không gian hợp lý, từ không gian màu sắc – ánh sáng đến môi trường nghe thích hợp. Đây là hai không gian chủ đạo rất cần thiết cho trẻ điếc và khiếm thính trong học tập. Bên cạnh đó, có một không gian vui chơi để kích thích tương tác và hoạt động của nhóm trẻ, đánh thức không gian giao tiếp bằng cử chỉ không lời. Tiến chú trọng đến môi trường tâm lý giúp trẻ cảm nhận được sự che chở, bao bọc của thầy cô, bạn bè. Trong trường, còn có không gian dành cho môi trường hòa nhập, đây là nơi sinh hoạt của các CLB người lớn bị điếc, khiếm thính và các em nhỏ, đồng thời ở đây những người điếc, khiếm thính có thể giúp nhau tìm việc làm, chia sẻ kinh nghiệm. Các khu vực vui chơi trong khuôn viên trường được bố trí ranh giới rõ ràng giúp trẻ tập trung, thúc đẩy tương tác với bạn bè…

Đến “Chòi mui tái sinh”

Tiến kể, từ những ngày còn bé, em theo cha từ Đà Nẵng về quê hương Bình Định thăm người thân, ngang qua làng muối Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) nhìn thấy những người dân đẫm mồ hôi nhọc nhằn giữa trời nắng gắt em rất thương. Vào ĐH, Tiến nghĩ nhiều hơn về điều đó và tự nhủ sao không làm điều gì đó giúp bà con cải thiện cuộc sống trên góc độ kiến trúc mà mình đang theo học? Ý tưởng “chòi muối tái sinh” ra đời ngay sau đó và được Tiến chia sẻ với bạn học cùng lớp là Trần Phước Bảo Thư. Hai em bắt tay vào thực hiện.

Khoảng tháng 12-2017, Tiến và Thư bắt đầu tìm kiếm thông tin, vẽ mô hình chòi muối và đi thực tế ở làng muối Sa Huỳnh để lắng nghe góp ý của diêm dân cũng như chính quyền địa phương. “Chòi muối tái sinh” được Tiến và Thư thiết kế gồm 3 chức năng chính: Tầng 1 của chòi trữ muối giúp diêm dân cất giữ muối sau mỗi mùa thu hoạch. Điều này giúp họ không bị thương lái ép giá phải bán tháo muối vì không có nơi cất giữ, thương lái buộc phải mua theo giá của Nhà nước hiện hành. Tầng 2 là các căn chòi nhỏ, sử dụng vật liệu tre nứa lá giống như những căn chòi diêm dân đã dựng lên ngoài đồng để làm dịch vụ homestay với đầy đủ tiện nghi thu hút khách du lịch trải nghiệm. Một không gian khác trong căn chòi đó là sân trong, đây là không gian sinh hoạt cộng đồng và nơi trưng bày các dụng cụ làm muối giúp du khách, nhất là những em học sinh có cơ hội tham quan, tìm hiểu về văn hóa làng nghề, về đời sống cũng như cách làm ra hạt muối. Đồng thời cũng là không gian dành cho bà con diêm dân nghỉ ngơi cũng như trồng các cây thuốc nam họ cúc tần để bà con có thể sử dụng, tự chữa lành những căn bệnh thông thường như cảm, sốt…

Tiến cho biết để hoàn thành đề tài, em và Thư phải tranh thủ thời gian đi thực tế tại xã Phổ Thạnh nhiều lần. Thêm vào đó, thời điểm nghiên cứu đúng vào mùa thi nên cả hai chật vật trong vấn đề bố trí thời gian. Nhưng cả hai đều rất chịu khó và hiểu ý nhau nên dễ dàng vượt qua. Đề tài được đánh giá cao về tính ứng dụng cũng như ý tưởng nhân văn cho cộng đồng, đoạt giải nhì nghiên cứu khoa học cấp khoa, giải ba cấp trường tại Triển lãm sản phẩm công nghệ BKĐN Techshow năm 2018, và giải khuyến khích Giải thưởng INSEE PRIZE 2018 về xây dựng bền vững (do Hội Sinh viên Việt Nam phối hợp với Bộ Xây dựng, Hội đồng Công trình xanh Việt Nam tổ chức dành cho sinh viên trên toàn quốc). Tiến chia sẻ: “Ước mong lớn nhất của chúng em là đề tài được đưa vào ứng dụng để giúp diêm dân cải thiện cuộc sống”.

Không chỉ có đề tài “Chòi muối tái sinh”, Tiến và Thư còn được biết đến là những sinh viên có nhiều đề tài sáng tạo hướng đến cộng đồng, như gần đây nhất, Tiến và Thư xuất sắc giành giải nhất cuộc thi “Ý tưởng trang trí hoa và điện chiếu sáng phục vụ Tết Kỷ Hợi 2019” tại Đà Nẵng do Sở Xây dựng chủ trì… “Em rất thích nghiên cứu và làm những đề tài sáng tạo hướng đến cộng đồng. Vì những công trình như vậy thường mang lại lợi ích cho người dân nghèo, giúp họ có cuộc sống ổn định hơn, đỡ vất vả hơn…”, Tiến trải lòng.

Hàn Giang

 

Bình luận (0)