Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Sáng tạo trong dạy học: Sáng tạo phải hướng đến mục tiêu giáo dục!

Tạp Chí Giáo Dục

Sáng to đưc coi là ct lõi, là nn tng ca đi mi, song hành vi đi mi. Trong đó, ngưi giáo viên có vai trò như “linh hn”. Tuy nhiên, theo thy Nguyn Văn Ngai (nguyên Phó Giám đc S GD-ĐT TP.HCM), mi s sáng to đu phi hưng đến mc tiêu giáo dc.

Hc sinh mt trưng THCS trên đa bàn Q.8 (TP.HCM) tham gia Hi thi sân khu hóa tác phm văn hc do Phòng GD-ĐT qun t chc. Ảnh: K.Khánh

Cụ thể, thầy Nguyễn Văn Ngai cho biết, để sáng tạo đạt được hiệu quả giáo dục thì tinh thần sáng tạo thôi chưa đủ, người giáo viên phải có hiểu biết, sự say mê, thấu hiểu tâm sinh lý học sinh. Đặc biệt, một khi đã sáng tạo thì phải làm cho tới, cho chín, lôi kéo được mọi đối tượng học sinh vào cuộc. Giáo dục TP.HCM đã có cuộc trao đổi với thầy Nguyễn Văn Ngai về nội dung này.

+ PV: Thưa thy, hin ti đi đến đâu chúng ta cũng d dàng bt gp cm t “sáng to”. Xét trong môi trưng hc đưng, cm t này có l đưc nhc đến nhiu nht. Tuy nhiên, thc tế nhiu giáo viên vn băn khoăn rng sáng to là phi làm “điu gì ghê gm lm”, phi làm d án, làm STEM, phi cho hc sinh tham gia nghiên cu khoa hc. Theo thy, khái nim sáng to trong dy hc đưc hiu như thế nào?

Thy Nguyn Văn Ngai

“Vi bt k hình thc sáng to nào, ngưi giáo viên cũng phi nm lòng công thc là sáng to vì mc tiêu giáo dc, ly hc trò làm trung tâm”, thy Nguyn Văn Ngai nói.

– Thy Nguyn Văn Ngai: Sáng tạo trong dạy học, hiểu nôm na tức là thay đổi cái “cũ kỹ”, làm nên những cái mới trên lối mòn thầy đọc, trò chép, tăng tính chủ động cho học sinh, cho các em được tương tác, được trình bày, được thể hiện. Hiểu như vậy, sáng tạo với người giáo viên có muôn vàn cách thực hiện. Ví dụ, với cùng một giáo án dạy học ở cùng một bộ môn nhưng người giáo viên sáng tạo là người biết “biến hóa linh hoạt”, áp dụng với từng đối tượng lớp học. Hay đơn giản là biến các tiết học khô khan trở nên dễ hiểu, gần gũi bằng những câu chuyện, cách tổ chức lớp học… Hoặc kỳ công hơn là sáng tạo bằng phương pháp dạy học dự án, dạy học STEM, vận dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy… Thế nhưng, với bất kỳ hình thức sáng tạo nào, người giáo viên cũng phải nằm lòng công thức là sáng tạo vì mục tiêu giáo dục, lấy học trò làm trung tâm. Do đó, ngoài mục đích bài giảng, sáng tạo còn phải phù hợp với lứa tuổi học sinh, hướng các em tới giá trị kiến thức, giá trị đạo đức trong cuộc sống.

+ Vy theo thy, ngưi giáo viên cn phi làm gì đ đưa s sáng to vào trong tng bài ging ca mình?

– Trong công cuộc sáng tạo, người giáo viên đóng vai trò quan trọng. Để sáng tạo, trước tiên mỗi giáo viên cần có ý thức, trách nhiệm, cần phải hiểu rằng sáng tạo là sự sống còn trong việc dạy học, đặc biệt trong chương trình giáo dục phổ thông mới sắp tới. Tuy nhiên, tinh thần sáng tạo thôi thì chưa đủ. Từ tinh thần phải dẫn đến hành động. Hành động ở đây là sự tự mày mò, nghiên cứu, say mê, tìm hiểu những cái mới để đưa vào trong bài giảng của mình sao cho phù hợp với đối tượng học sinh. Sáng tạo có sự chọn lọc, trong tầm kiểm soát, không làm một cách tùy tiện.

Đặc biệt, khi sáng tạo, người giáo viên phải đặt học sinh làm trung tâm, làm sao để lôi kéo được tất cả các đối tượng học sinh tham gia. Và đã làm là phải làm cho tới, đừng làm theo kiểu phong trào, “cô làm được thì tôi cũng làm được”. Nếu làm theo kiểu phong trào thì như “bắt trái cây chín ép” vậy, rất nguy hiểm, kiến thức chỉ có thể chạm đến một bộ phận học sinh chủ động, đam mê còn sẽ lắng xuống dưới là đối tượng học sinh thụ động. Đồng thời, trong việc sáng tạo, người giáo viên phải có sự cầu thị, không giấu nghề, biết lắng nghe ý kiến xây dựng từ chính đồng nghiệp, học sinh. Thậm chí, có những khi qua chính học sinh, thầy cô lại hiểu được nhiều kiến thức mới mẻ.

+ Đó là vai trò ca giáo viên, nhưng đ giáo viên sáng to đưc thì ban giám hiu nhà trưng cũng đóng vai trò ln. Thy nhìn nhn như thế nào v vai trò này?

– Vai trò của ban giám hiệu chính là tạo ra môi trường sáng tạo cho giáo viên, làm sao trong môi trường đó người giáo viên có sự chủ động trong việc đổi mới, được tạo điều kiện để đưa những cái mới vào giờ dạy học, đưa ra những tiêu chí để “thúc” giáo viên say mê sáng tạo. Muốn như vậy đòi hỏi người đứng đầu nhà trường phải có tầm nhìn, và phải có tính sáng tạo ngay trong cách quản lý của mình. Tùy theo đặc thù từng trường, sáng tạo có thể thực hiện theo từng bước, thống nhất trong từng môn học để có sự kiểm soát. Đồng thời, đã thực hiện sáng tạo thì phải có sự đồng bộ, đồng bộ từ chủ trương, từ ban giám hiệu đến các tổ chuyên môn và từng giáo viên.

Bên cạnh việc tạo ra môi trường sáng tạo, người đứng đầu nhà trường cần phải tác động để mỗi cá nhân trong trường hiểu rằng, sáng tạo là sự sống còn của người giáo viên. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, sáng tạo đi song hành với đổi mới và ngược lại, nếu người giáo viên không sáng tạo thì sẽ bị chính nghề đào thải. Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, khi người giáo viên sáng tạo rồi thì ban giám hiệu cần phải có sự ghi nhận, trước những rủi ro cần có sự tháo gỡ của người đứng đầu nhà trường để không làm nhụt chí sáng tạo của giáo viên.

Về phía các cấp cao hơn, cần phải có những chủ trương mang tính định hướng, cụ thể để mỗi giáo viên hình dung rõ ràng về sự sáng tạo trong dạy học ở từng môn học, với từng đối tượng học sinh.

+ Xin cm ơn thy!

Yến Hoa (thc hin)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)