Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Sáng tạo trong dạy học: Thênh thang những cung đường sáng tạo

Tạp Chí Giáo Dục

Trong bt k môn hc nào, ch cn ngưi giáo viên có tm đ nhìn nhn, ly hc sinh làm trung tâm thì s sáng to “nm trong tm tay”.

Hc sinh Trưng TH Nguyn Bnh Khiêm hc  lch s ti Dinh Thng Nht

Sáng tạo trong dạy học không phải là cái gì đó “đao to búa lớn”, hiểu đơn giản đó là cách người giáo viên tạo ra “cái mới” trong chính môn học, làm sao kiến thức đi đến người học một cách dễ dàng nhất.

Lp mng xã hi đ hc văn

Giữa cơn địa chấn “vàng thau lẫn lộn” của Youtube, giới trẻ dễ dàng bị cuốn vào những điều vô bổ. Làm thế nào tận dụng chính Youtube để phục vụ học sinh trong việc học là câu hỏi luôn khiến thầy Hoàng Gia Thành (giáo viên bộ môn văn, Phó Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Hồng Đức, Q.Tân Phú, TP.HCM) trăn trở. Từ trăn trở đó, thầy Thành đã lập ra kênh Youtube Trường Hồng Đức để… giảng văn cho học sinh. “Đó là những bài giảng văn ngắn có sự kết hợp giữa cả thầy và trò cùng hiệu ứng âm thanh (lời bình, nhạc), ánh sáng, hình ảnh… tạo thành những đoạn phim về tác phẩm đầy súc tích và ấn tượng”, thầy Thành cho biết.

Bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2018, đến nay kênh Youtube Trường Hồng Đức đã có khoảng 100 bài giảng văn ở các khối 9, 11, 12 với trên 12.000 lượt người đăng ký theo dõi thường xuyên. Mỗi bài giảng văn thu hút trên 25.000 lượt người xem và vô số bình luận tích cực, chủ yếu từ học sinh khắp cả nước. Cá biệt, có những bài giảng văn như tác phẩm Chí Phèo có lượt người xem lên đến hơn 108 ngàn – một con số đáng mơ ước của nhiều kênh giải trí. “Các em học sinh cùng tôi trực tiếp tham gia sáng tạo ra những video đó. Có những bài giảng, các em tự xây dựng kịch bản còn tôi chỉ góp ý, chỉnh sửa. Với cách học này, vừa tạo ra sự thích thú vừa giúp các em tận dụng mạng xã hội một cách phù hợp”, thầy Thành chia sẻ.

Tuy nhiên, khi khai thác kênh Youtube, thầy Thành cho rằng quan điểm sáng tạo ở đây là tuyệt đối “không câu view”. “Sáng tạo không phải là tạo ra những giá trị mới hay làm xô lệch đi giá trị tác phẩm. Dù sáng tạo ở góc độ nào, bằng hình thức nào, các bài giảng của kênh đều chỉ tập trung khai thác những giá trị tốt đẹp, nhân văn mà các tác phẩm mang lại, làm sao vừa truyền đạt được kiến thức cho học sinh vừa giáo dục các em đến những giá trị cao đẹp”, thầy Thành nhìn nhận.

Thậm chí, ngay cả những yếu tố mang tính “nhạy cảm” trong các tác phẩm, theo thầy Thành, khi đưa vào bài giảng văn cũng chỉ nhằm nêu bật lên giá trị nhân văn của tác phẩm.

Mi tiết hc là mt s sáng to

Khác với thầy Hoàng Gia Thành, thầy Phùng Tấn Tài (giáo viên bộ môn toán Trường THPT Tạ Quang Bửu, Q.8, TP.HCM) có phương pháp dạy toán vô cùng ấn tượng trong mỗi giờ dạy. Theo đó, những công thức tính đạo hàm, tích phân khô khan được thầy mềm hóa bằng “ngôn ngữ hình thể”. “Học sinh thời nay đặc biệt thích xem phim cổ trang, những cảnh nhân vật múa võ luôn làm các em thích thú. Vì vậy, khi những công thức toán được cụ thể hóa bằng các điệu múa võ sẽ làm cho môn học trở nên bớt khô khan, trúc trắc, kiến thức dễ nhớ hơn”, thầy Tài cho hay.

Không “múa võ” như thầy Tài, cô Nguyễn Thị Nhung (giáo viên bộ môn GDCD Trường THPT Thủ Đức, Q.Thủ Đức, TP.HCM) lại có hình thức sáng tạo biến giờ học môn GDCD thành… phiên tòa giả định. Ở đó, học sinh sẽ vào vai luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, thư ký, bị cáo, bị hại… tái hiện lại những câu chuyện tòa án đời thường dưới góc nhìn của chính mình. “Để có thể tái hiện thành một phiên tòa giả định, ngoài kiến thức pháp luật trong chương trình học, các em còn phải tự tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về pháp luật, đời sống thực tế. Các tình tiết trong phiên tòa, ngoài yếu tố pháp luật còn được chính học sinh lồng ghép thêm yếu tố nhân văn, hài hước để truyền đi thông điệp về giáo dục, về tình yêu thương”, cô Nhung chia sẻ.

Theo cô Nhung, GDCD luôn được coi là bộ môn “phụ” và ít lôi cuốn. Thế nhưng, đây lại là bộ môn gắn liền với thực tế và mang tính giáo dục thiết thực nhất. “Sáng tạo ở đây sẽ giúp môn học trở nên bớt nhàm chán, gần gũi hơn với học sinh. Những kiến thức các em học được từ đây cũng chính là hành trang để các em bước vào đời”, cô Nhung nói.

Tri nghim ngoài lp hc

Nằm ở trung tâm thành phố, với lợi thế về thiết chế văn hóa, Trường THCS Nguyễn Du và Trường TH Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1, TP.HCM) luôn có hình thức sáng tạo rất linh hoạt, không kém phần ấn tượng. Cụ thể, tại Trường TH Nguyễn Bỉnh Khiêm, những giờ học văn miêu tả, thuyết minh thường diễn ra trong khuôn viên… Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Thậm chí, học sinh trong trường còn được trải nghiệm học tập trên xe buýt điện và vào dinh Thống Nhất để học lịch sử, xã hội. Còn học sinh Trường THCS Nguyễn Du lại học vẽ tại Công viên Tao Đàn… “Giờ học trở nên thú vị, sinh động và đầy lôi cuốn. Với không gian lớp học mở, các em không chỉ được học mà còn được vui chơi. Tuy nhiên, với hình thức này giáo viên cần phải đảm bảo an toàn cho học sinh”, cô Nguyễn Đoan Trang (Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du) cho biết.

Bên cạnh đó, nhiều giáo viên đã tận dụng khuôn viên trường để sáng tạo trong giờ dạy. Đơn cử, tại Trường THCS An Phú (Q.2, TP.HCM), những giờ học môn sinh, học sinh được ra thăm vườn trường, theo dõi quá trình phát triển của cây, lá. “Dù rất đơn giản nhưng hình thức sáng tạo này cũng biến giờ học trở thành những giây phút vừa học vừa chơi với học sinh. Kiến thức không còn nằm trên trang sách mà được các em tự tìm hiểu, nghiên cứu”, cô Mai Thị Thu (Hiệu trưởng nhà trường) cho hay.

Yến Hoa

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)