Tòa soạnThư đi – tin lại

Sao lại nơi có, nơi không?

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Thời gian qua, người dân Hà Nội khi ra đường đã bắt đầu quen dần với việc các biển tên đường phố có chú giải tiểu sử, ghi công trạng của danh nhân, lịch sử của địa danh… Chẳng hạn như đường Phan Chu Trinh ghi: “Phan Chu Trinh (1872-1926), chí sĩ yêu nước, người mở đầu cho phong trào Duy Tân, sáng tác nhiều thơ văn yêu nước” hoặc phố Lê Lai có chú giải “Danh tướng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đã hy sinh để cứu chủ tướng Lê Lợi”. Biển phố Lê Thạch “Danh tướng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, từng đánh thắng Mã Kỳ ở Nga Lạc”… Nhưng, Hà Nội hiện có hơn 600 tuyến phố lớn nhỏ sao lại chỉ có 30 tuyến phố được gắn biển phụ ghi công trạng của các vị anh hùng dân tộc. Theo tôi thì bất cứ một nhân vật lịch sử nào, một khi đã được chọn đặt tên phố có nghĩa là đã được ghi nhận những công trạng to lớn của họ với đất nước. Vì vậy, phải ghi cho đầy đủ chứ sao lại nơi có, nơi không. Bên cạnh đó, một điều làm cho tôi cũng không hài lòng là có một vài tấm biển ghi sai về địa danh, như đường Điện Biên Phủ ghi: “Điện Biên Phủ: Tên địa danh thuộc tỉnh Lai Châu, nơi diễn ra trận đánh quyết liệt của quân và dân ta tiêu diệt đoàn cứ điểm thực dân Pháp kéo dài 55 ngày đêm”. Trong khi đó, TP.Điện Biên Phủ đã thuộc tỉnh Điện Biên từ 9 năm về trước. Rất mong những người có trách nhiệm quan tâm, sớm chấn chỉnh lại vấn đề này.
Thy Lan (Hà Nội)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)