Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Sao Mộc không xoay quanh mặt trời

Tạp Chí Giáo Dục

Hành tinh lớn nhất trong Thái Dương Hệ không xoay quanh mặt trời như chúng ta vẫn tưởng, mà di chuyển quanh một điểm phía trên ngôi sao này.
Mọi người đều nghĩ mọi hành tinh trong Thái Dương Hệ xoay quanh mặt trời. Nhưng đối với một hành tinh khổng lồ như sao Mộc, thực tế lại không đơn giản như vậy.
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) giải thích rằng, với kích thước gấp 300 lần trái đất, sao Mộc có một quỹ đạo độc đáo. Nó xoay quanh một điểm ở phía trên mặt trời, chứ không xoay quanh tâm của ngôi sao. Kích thước quá lớn của sao Mộc cũng khiến mặt trời xoay quanh điểm này, tạo nên tình trạng lắc lư.
Sao Mộc xoay quanh một điểm ở ngay sát bề mặt của mặt trời.
Sao Mộc xoay quanh một điểm ở ngay sát bề mặt của mặt trời. Bản thân mặt trời cũng xoay quanh điểm này.
Khi một vật thể nhỏ di chuyển quanh một vật thể lớn hơn, quỹ đạo của nó không phải vòng tròn hoàn hảo. Quỹ đạo của hai thiên thể sẽ có một tâm điểm chung mà giới khoa học gọi là "tâm tỉ cự", theo Tech Insider. Tâm tỉ cự luôn nằm gần vật có khối lượng lớn hơn.
Trong trường hợp như mặt trời và trái đất, vì mặt trời lớn hơn trái đất rất nhiều nên tâm tỉ cự rất gần tâm của mặt trời. Thực tế đó khiến chúng ta cảm thấy mặt trời đứng yên, còn địa cầu di chuyển xung quanh mặt trời.
Tương tự, khi Trạm Không gian Quốc tế (ISS) xoay quanh địa cầu, cả hai đều xoay quanh tâm tỉ cự. Nhưng vì tâm tỉ cự quá gần tâm trái đất nên chúng ta không thể cảm nhận chuyển động của trái đất quanh nó, còn ISS di chuyển theo vòng tròn gần như hoàn hảo.
Mặt trời lớn gấp rất nhiều lần sao Kim, sao Thủy và thậm chí sao Thổ nên tâm tỉ cự nằm sát tâm của ngôi sao, khiến con người có cảm giác mặt trời đứng yên.
Tâm tỉ cự của mặt trời và sao Mộc nằm bên ngoài ngôi sao vì khối lượng sao Mộc quá lớn.
Tâm tỉ cự của mặt trời và sao Mộc nằm bên ngoài ngôi sao vì khối lượng sao Mộc quá lớn.
Khối lượng của sao Mộc, một quả cầu khí khổng lồ, lớn gấp 2,5 lần tổng khối lượng cả các hành tinh còn lại trong Thái Dương Hệ. Vì khối lượng sao Mộc quá lớn, tâm tỉ cự của hai thiên thể nằm ở bên ngoài mặt trời. Do đó, cả mặt trời và sao Mộc cùng di chuyển quanh tâm tỉ cự theo hai quỹ đạo khác nhau.
Sao Mộc cũng tác động tới cả trái đất. Một số nhà khoa học tin rằng lực hút của sao Mộc là lý do khiến địa cầu không quá nóng, cũng không quá lạnh. Đó là điều kiện quan trọng để duy trì sự sống.
LT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)