Y tế - Văn hóaThư giãn

Sắp có đường mang tên Lê Văn Duyệt

Tạp Chí Giáo Dục

Ti k hp th 20 HĐND TP.HCM khóa IX, đã thông qua ngh quyết v vic b sung qu tên đưng và đi tên đưng Đinh Tiên Hoàng (đon t cu Bông đến Phan Đăng Lưu trên đa bàn qun Bình Thnh) thành đưng Lê Văn Duyt.


Đon đưng Đinh Tiên Hoàng t cu Bông đến Phan Đăng Lưu s thành đưng Lê Văn Duyt

Đây là một sự thay đổi hợp lý, được người dân đồng tình ủng hộ vì vừa mang giá trị văn hóa, lịch sử vừa góp phần giáo dục thế hệ trẻ biết và ghi nhớ công ơn của vị anh hùng từng có công khai phá, mở rộng, bảo vệ vùng đất phương Nam.

Thay đi hp lý

Theo một số người dân sống lâu năm trên đường Đinh Tiên Hoàng (đoạn từ cầu Bông đến Phan Đăng Lưu), trước năm 1975, đoạn đường này từng mang tên Lê Văn Duyệt. Tuy nhiên, sau đó được đổi thành đường Đinh Tiên Hoàng cho đến ngày nay. Trên đoạn đường này có Lăng Ông – nơi thờ Tả quân Lê Văn Duyệt được người dân rất tôn kính, lượng khách đến viếng hằng năm rất đông. Ngoài ra, xung quanh khu vực này cũng có một số tuyến đường được đặt tên gắn với các danh nhân cùng thời với Tả quân Lê Văn Duyệt như: Trịnh Hoài Đức, Phan Văn Trị… và nhiều công trình có giá trị lịch sử như cầu Bông hay Trường nữ sinh trung học Lê Văn Duyệt rất nổi tiếng thời đó (hiện là Trường THPT Võ Thị Sáu). Do đó việc đặt lại tên đường cũng góp phần khuyến khích người dân tìm hiểu về văn hóa, lịch sử trên địa bàn.

Trước thông tin sẽ đổi tên đường, chú Sáu Đen (64 tuổi, hành nghề chạy xe ôm trước Lăng Ông) tỏ vẻ rất đồng tình. Chú Sáu Đen cho biết, trước năm 1975, ngoài đường Lê Văn Việt (đoạn từ cầu Bông đến Phan Đăng Lưu) thì trên tuyến đường Cách Mạng Tháng Tám bây giờ cũng có một đoạn mang tên Lê Văn Duyệt. “Tôi thấy việc thay đổi tên đường là rất hợp tình hợp lý vì vừa giúp người dân gợi nhớ đến công ơn của Tả quân Lê Văn Duyệt vừa giúp người dân dễ nhớ, dễ tìm đường” – chú Sáu Đen bày tỏ.

Còn chú Nguyễn Văn Thành (63 tuổi, bảo vệ lâu năm tại Lăng Ông) cho biết ông rất vui khi hay tin đoạn từ cầu Bông đến Phan Đăng Lưu trên địa bàn quận Bình Thạnh đổi thành đường Lê Văn Duyệt. “Tôi trông coi Lăng Ông này nhiều năm nay, cũng ít nhiều biết được lịch sử của ông Lê Văn Duyệt. Ông là người đáng được người dân tôn kính, tôn thờ. Nếu tuyến đường này chính thức đổi tên thành đường Lê Văn Duyệt thì không có gì để bàn cãi, trong tương lai cũng không còn sợ thế hệ trẻ hỏi: Ông Lê Văn Duyệt là ai?”.

Nh ơn ngưi có công

Đã có hơn 50 năm sống trên đường Phan Đăng Lưu (quận Bình Thạnh), bà Nguyễn Thị Năm (75 tuổi) cho biết, TP mình đã có đường Đinh Tiên Hoàng nên đổi tên đoạn đường này (đoạn Đinh Tiên Hoàng từ cầu Bông đến Phan Đăng Lưu – PV) – đổi tên không những không ảnh hưởng nhiều đến người dân, TP mà còn góp phần vinh danh những người từng có công xây dựng đất nước. “Với những thế hệ trẻ, con cháu của mình khi đi trên đường mang tên Lê Văn Duyệt thì chắc chắn rằng các cháu sẽ thắc mắc và tìm hiểu về ông này. Qua đó giáo dục các cháu về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, phấn đấu giữ gìn, xây dựng đất nước…” – bà Năm kỳ vọng.

Tại cuộc họp lần thứ 20 HĐND TP.HCM khóa IX ngày 11-7 đã thông qua nghị quyết về việc bổ sung quỹ tên đường và đổi tên đường Đinh Tiên Hoàng (đoạn từ cầu Bông đến Phan Đăng Lưu) thành đường Lê Văn Duyệt. Theo đó, các đại biểu đã biểu quyết thống nhất thông qua nghị quyết về việc bổ sung, đổi tên đường vì cho rằng đặt tên đường hiện nay vẫn còn lại di tích lăng Tả quân Lê Văn Duyệt được xếp hạng di tích cấp quốc gia. Ngoài ra, xung quanh lăng Lê Văn Duyệt có nhiều tuyến đường được đặt tên là các danh nhân cùng thời với Tả quân Lê Văn Duyệt như Trịnh Hoài Đức, Phan Văn Trị… Việc đặt lại tên đường cũng là cách khuyến khích người dân tìm hiểu lịch sử, văn hóa.

Ông Lê Văn Duyt (1764-1832) là Tng trn Gia Đnh, võ tưng chúa Nguyn và Triu Nguyn, phò hai đi vua Gia Long và Minh Mng, đưc thăng chc Khâm Sai Chưng T Quân Doanh Bình Sơn tưng quân, tưc Qun Công. T quân Lê Văn Duyt hai ln đưc c làm Tng trn Gia Đnh (1812-1815 và 1820-1832). Ông là ngưi có công xây dng, phát trin, n đnh và bo v vùng đt phương Nam, góp phn m mang đt Gia Đnh thêm trù phú. Ông là v Tng trn biết dùng ngưi tài đc, có nhiu chính sách an dân, quan tâm chính sách ngưi Vit, ngưi Hoa làm ăn, an cư lc nghip.

Trước đó, báo cáo với HĐND TP về lý do đặt lại tên đường, ông Huỳnh Thanh Nhân (Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao TP.HCM) khẳng định sở đã tiếp nhận ý kiến của Hội Di sản, các nhà nghiên cứu văn hóa, Hội Khoa học lịch sử TP. Ông Nhân cho biết việc đổi tên đường đã được UBND quận Bình Thạnh lấy ý kiến các tổ chức chính trị, xã hội, chuyên gia, người dân và nhận được sự đồng thuận. Đoạn đường Đinh Tiên Hoàng từ cầu Bông đến Phan Đăng Lưu nằm trọn trên hai phường 1 và 3 (quận Bình Thạnh), nên việc đặt tên đường Lê Văn Duyệt không làm thay đổi số nhà.

Bài, ảnh: H Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)