Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã: Cả nước sẽ còn hơn 3.000 đơn vị

Tạp Chí Giáo Dục

Sp xếp đơn v hành chính cp xã (ĐVHCCX) là mt trong nhng ni dung quan trng s đưc các đi biu Quc hi tho lun ti k hp th 9, Quc hi khóa XV (đang din ra ti Hà Ni). Trưc đó, nhng ngày cui tháng 4 va qua, các tnh, thành đã gp rút hoàn thành đ án sp xếp ĐVHCCX ti đa phương đ gi cp có thm quyn trình Quc hi…

TP.Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa bỏ số thứ tự khi đặt tên cho phường mới sau sắp xếp (Trong ảnh: Một góc TP.Sầm Sơn)

D kiến gim khong 6.700 xã, phưng

Ông Phan Trung Tuấn – Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ – cho biết, theo chủ trương thống nhất của Trung ương về tổ chức mô hình chính quyền địa phương hai cấp, cả nước dự kiến sẽ giảm 60-70% số lượng xã, phường so với hiện nay. Tinh thần chỉ đạo của Trung ương và Tổng Bí thư là cấp xã phải gần dân, sát dân, do đó quy mô sau sáp nhập không được quá lớn. Các địa phương căn cứ vào tỷ lệ giảm trên để tiến hành sắp xếp. Tùy tình hình thực tế, có địa phương giảm nhiều (sáp nhập 6-7 đơn vị nhỏ thành một), có địa phương giảm ít hơn (sáp nhập 2-3 đơn vị rộng thành một) nhưng toàn quốc phải đảm bảo mục tiêu giảm 60-70%.

“Theo ước tính ban đầu của Bộ Nội vụ, sau khi sáp nhập ĐVHCCX, toàn quốc sẽ giảm từ 10.035 xã, phường, thị trấn xuống còn khoảng 3.300 phường, xã, đặc khu”, ông Tuấn nói.

Thanh Hóa là địa phương có nhiều ĐVHCCX nhất nước. Theo nghị quyết về sắp xếp ĐVHCCX của HĐND tỉnh Thanh Hóa, địa phương này sẽ giảm từ 547 xã, phường, thị trấn xuống còn 166 xã, phường, gồm 19 phường, 147 xã (71 xã đồng bằng; 76 xã miền núi, trong đó có 16 xã biên giới), giảm 381 đơn vị, tương ứng giảm 69,65%. Giảm nhiều nhất là TP.Thanh Hóa, từ 47 phường, xã (gồm 33 phường và 14 xã) giảm còn 7 phường, tương đương 85%. Trong đó, riêng phường Hạc Thành sáp nhập tới 10 phường.

Sau Thanh Hóa là Hà Nội – địa phương có số ĐVHCCX nhiều thứ 2 cả nước với 526 xã, phường, thị trấn. Tại kỳ họp HĐND TP.Hà Nội hôm 29-4, các đại biểu đã biểu quyết thông qua nghị quyết về chủ trương sắp xếp ĐVHCCX. Theo đó, sau sắp xếp, toàn TP còn 126 xã, phường. Như vậy, số xã, phường mới của Hà Nội sau sắp xếp giảm gần 76% so với hiện tại, vượt chỉ tiêu Trung ương đề ra là giảm từ 60-70%. Trong đó, 12 quận nội thành của Hà Nội hiện có 155 phường, sau khi sắp xếp còn 47 phường; 11 huyện với 371 xã, thị trấn giảm còn 79 xã.

Tỉnh Đồng Tháp có 141 phường, xã, thị trấn, sau sắp xếp giảm 96 ĐVHCCX còn 45 đơn vị (gồm 38 xã và 7 phường) – tương đương giảm 68,09%. Tất cả các xã, phường đều bảo đảm nguyên tắc, tiêu chí sắp xếp theo quy định hiện hành. Trong đó phường Cao Lãnh sáp nhập tới 9 phường, xã; các phường, xã còn lại sáp nhập trung bình 3-4 phường, xã.

Mới đây HĐND tỉnh Khánh Hòa cũng thông qua nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp 132 ĐVHCCX của tỉnh thành 41 đơn vị (gồm 29 xã, 11 phường, 1 đặc khu). Giảm 91 phường, xã, tỉnh Khánh Hòa giảm tương đương 69%.

Tại tỉnh Ninh Thuận, sau khi sắp xếp còn 24 ĐVHCCX (5 phường và 19 xã), giảm 38 đơn vị, đạt tỉ lệ 61,3%.

Sau sắp xếp, tỉnh Kiên Giang còn 48 ĐVHCCX, giảm 66,43%. Trong số 48 đơn vị  có 3 đặc khu: Phú Quốc, Kiên Hải và Thổ Châu.

Tỉnh An Giang, sau sắp xếp giảm từ 155 xã, phường, thị trấn còn 54 xã, phường, giảm 65,15% so với tổng số xã, phường.

Hay như tỉnh Bình Định có 155 xã, phường, thị trấn. Trong đó có 154 đơn vị thực hiện sắp xếp, ngoại trừ xã đảo Nhơn Châu (là xã đảo có vị trí biệt lập). Sau sắp xếp, tỉnh còn 58 ĐVHCCX (gồm 41 xã, 17 phường), tỉ lệ giảm 62,58%…

Tên s đã không còn

Việc đặt tên ĐVHCCX sau sắp xếp là một vấn đề lớn được người dân đặc biệt quan tâm.

Theo ông Phan Trung Tuấn, việc này đã được giao toàn quyền cho địa phương. Các địa phương có thể dùng tên xã cũ, tên danh nhân, địa danh lịch sử hoặc dùng tên cấp huyện cũ đặt tên cho xã phường mới.

“Cần làm sao để việc đặt tên xã, phường mới hiệu quả trong quản lý và tạo đồng thuận nhất của người dân”, ông Tuấn nói.

Theo đó, nếu giữa tháng 4 trở về trước, nhiều tỉnh, thành đặt tên ĐVHCCX theo số thứ tự, trong đó có địa phương đặt tên phường, xã mới với số thứ tự lên tới 11, 12… Tuy nhiên, từ 20-4 trở về sau, hầu hết các tỉnh, thành đã bỏ số thứ tự để đặt tên cho ĐVHCCX sau sắp xếp với những cái tên rất hay.

Đơn cử như tại Thanh Hóa, sau khi lắng nghe ý kiến đóng góp, nguyện vọng của người dân, thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nhiều huyện đã chuyển đặt tên xã mới theo số thứ tự sang địa danh dễ nhớ, gắn với truyền thống văn hóa, lịch sử. Trong đó, huyện Vĩnh Lộc thay tên Vĩnh Lộc 1, Vĩnh Lộc 2, Vĩnh Lộc 3 thành Tây Đô, Vĩnh Lộc, Biện Thượng; thị xã Nghi Sơn sắp xếp 30 phường, xã cũ thành 10 phường, xã mới với tên gọi từ Nghi Sơn 1 đến Nghi Sơn 10, sau đó lấy ý kiến cử tri và thống nhất đổi tên xã mới gắn với địa danh như phường Ngọc Sơn, Tân Dân, Hải Lĩnh, Tĩnh Gia, Trúc Lâm, Nghi Sơn…; huyện Hoằng Hóa có 36 xã, thị trấn sau sắp xếp còn 8 xã với tên gọi ban đầu là từ Hoằng Hóa 1 đến Hoằng Hóa 8, sau đó đổi thành Hoằng Hóa, Hoằng Lộc, Hoằng Châu…; TP.Thanh Hóa ban đầu lấy tên 7 phường sau sắp xếp là: Hạc Thành 1 đến 4, Đông Sơn 1 đến 3 sau đó đổi thành Hạc Thành, Quảng Phú, Đông Sơn, Đông Quang, Đông Tiến, Hàm Rồng, Nguyệt Viên; 2 phường mới của TP.Sầm Sơn ban đầu có tên Sầm Sơn 1, 2, sau đó đổi thành Sầm Sơn và Nam Sầm Sơn…

Tương tự, tỉnh Khánh Hòa cũng đã đổi tên số sang chữ. Cụ thể, TP.Cam Ranh có 5 phường, xã sau sắp xếp, ban đầu lấy tên Cam Ranh đến Cam Ranh 4 sau đổi thành Bắc Cam Ranh, Nam Cam Ranh, Cam Ranh, Cam Linh, Ba Ngòi; thị xã Ninh Hòa có 8 phường, xã đánh theo số thứ tự từ Ninh Hòa đến Ninh Hòa 7 đều đổi thành tên chữ… Các huyện Duyên Khánh, Cam Lâm, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, lúc đầu các xã mới đều lấy tên huyện cũ có gắn số, sau đổi thành tên chữ.

Tỉnh Ninh Thuận, ban đầu tên các ĐVHCCX mới được đặt theo tên cấp huyện hiện hữu kèm với số thứ tự: Phan Rang 1-5; Thuận Nam 1-4; Ninh Sơn 1-4; Ninh Phước 1-3, Ninh Hải 1-3, Bác Ái 1-3, Thuận Bắc 1-2. Sau khi tỉnh công bố, nhiều người có ý kiến nên thay đổi cách đặt tên đơn điệu này. Theo đó, các đơn vị đã đồng loạt đổi tên như Phan Rang thay cho Phan Rang 1, Đông Hải thay Phan Rang 2, Bảo An thay Phan Rang 4, Đô Vinh thay Phan Rang 5. Tương tự, xã Ninh Phước thay xã Ninh Phước 1, Phước Hữu thay Ninh Phước 2, Ninh Phước 3 thành Phước Hậu, Thuận Nam thay Thuận Nam 1, Thuận Nam 2 thành Cà Ná, Phước Hà thay Thuận Nam 3, Thuận Nam 4 thành Phước Dinh, Thuận Bắc thay Thuận Bắc 1, Thuận Bắc 2 thành Công Hải, Ninh Hải 1 thành Ninh Hải, Xuân Hải thay cho Ninh Hải 2, Ninh Hải 3 thành Vĩnh Hải; Ninh Sơn thay Ninh Sơn 1; Ninh Sơn 2 thành Lâm Sơn; Anh Dũng thay Ninh Sơn 3; Ninh Sơn 4 thành Mỹ Sơn; Bác Ái Đông thay Bác Ái 1; Bác Ái 2 thành Bác Ái; Bác Ái Tây thay Bác Ái 3…

Phúc Linh

Bình luận (0)