Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

“Sát thủ” Vibrio vulnificus

Tạp Chí Giáo Dục

Nhng năm gn đây, Bnh vin (BV) Bch Mai thưng xuyên tiếp nhn các trưng hp b nhim vi khun Vibrio vulnificus. Điu đáng nói là vi khun này xâm nhp vào cơ th ngưi mt cách vô tình, không ai ng ti nhưng hu qu đ li thì rt nng, dai dng, thm chí dn đến t vong…


Bnh nhân Lưu Công Ch. đang đưc điu tr ti Trung tâm Bnh nhit đi (BV Bch Mai)

Nhp vin cp cu vì… v sinh ao nuôi tôm

Hiện Trung tâm Bệnh nhiệt đới (BV Bạch Mai) đang điều trị cho một bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn nặng kèm viêm mô bào cẳng chân phải, suy gan thận, rối loạn đông máu do nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus.

Theo đó, bệnh nhân là ông Lưu Công Ch. (62 tuổi, huyện Giao Thủy, Nam Định). Ông Ch. làm nghề nuôi tôm nước mặn. Trước nhập viện 2 ngày, ông Ch. đã vệ sinh khu vực nuôi tôm của gia đình. Sau đó, ông xuất hiện các nốt phỏng nước hoại tử đen ở cẳng chân phải, kèm sốt cao và mệt mỏi nhiều. Ngay lập tức ông Ch. được gia đình đưa đến BV Đa khoa tỉnh Nam Định. Tại đây, ông Ch. được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn với nhiều nốt phỏng nước hoại tử đen lan rộng cả cẳng chân. Do tình trạng bệnh nhân diễn biến nặng, kèm sốc và toan chuyển hóa nên được chuyển tuyến lên Trung tâm Cấp cứu A9 rồi chuyển vào Trung tâm Bệnh nhiệt đới (BV Bạch Mai).

ThS.BS Nguyễn Quang Huy (bác sĩ (BS) trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Ch.) chia sẻ, bệnh nhân Lưu Công Ch. nhập viện trong tình trạng sốc, nhiễm khuẩn huyết phải duy trì vận mạch, kèm theo nổi ban phỏng nước tím đen ở chân phải. Qua khai thác bệnh sử các BS nhận định đây là tình trạng nhiễm khuẩn huyết nặng có thể gây ra bởi các loại vi khuẩn sống ở vùng nước mặn, trong đó có Aeromonas hydrophila và Vibrio vulnificus. Kết quả xét nghiệm cấy dịch mủ chân sau 3 ngày cho thấy bệnh nhân đã nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus. Sau 6 ngày điều trị tích cực và chăm sóc tại Phòng Cấp cứu của Trung tâm Bệnh nhiệt đới, tình trạng của bệnh nhân dần ổn định – chân đỡ sưng, không cần sử dụng vận mạch và qua cơn nguy kịch. Bệnh nhân đã có thể tự ăn uống và nói chuyện. Tuy nhiên, các nốt phỏng tiếp tục chảy dịch và thoát huyết tương trên nền bệnh nhân đái tháo đường và xơ gan nên các BS vẫn đang theo dõi sát sao tình trạng của bệnh nhân.

Xut vin nhưng bnh vn còn dai dng

Đến nay, ông Bùi Minh T. (76 tuổi, Q.Thanh Xuân, Hà Nội) đã xuất viện được hơn 5 tháng nhưng sức khỏe vẫn không thể trở lại như trước đây. Chân phải vẫn to hơn chân trái, đi lại còn khó khăn…

Trước đó, hồi tháng 3-2022, ông T. phải nhập viện do xơ gan và suy thận. Sau hơn 2 tuần, ông được xuất viện về nhà. Một ngày gần cuối tháng 3, ông T. phát hiện chân phải nổi mụn đỏ và nóng. Sau một đêm ngủ dậy thì các mụn đỏ biến mất thay vào đó là những bọng nước màu đen bao trùm gần hết bàn chân và nửa cẳng chân phải. Liền sau đó ông T. được gia đình đưa đến BV gần nhà nhưng các BS ở đây đã chuyển gấp ông T. lên Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai).

Qua điều tra dịch tễ, phát hiện trước khi nhập viện 2 ngày ông T. đã sơ chế tôm tươi. Sau thăm khám và xét nghiệm máu cho thấy ông T. bị nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus. Theo đó ông T. được lọc máu, vệ sinh vết thương và sử dụng các loại thuốc đặc biệt. Tuy nhiên, do sức đề kháng của ông T. kém nên các bọng nước bắt đầu lan ra những bộ phận khác như cẳng tay bên phải, cẳng chân bên trái… Sau gần 3 tuần điều trị tích cực ở Trung tâm Cấp cứu A9, ông T. được chuyển sang Trung tâm Tiêu hóa – Gan mật (BV Bạch Mai) để điều trị bệnh xơ gan cũng như các vết thương do vi khuẩn Vibrio vulnificus gây ra. Cũng phải mất gần 3 tuần điều trị ở Trung tâm Tiêu hóa – Gan mật thì tình trạng gan của ông T. mới ổn. Lúc đó ông T. lại được chuyển sang Khoa Chấn thương chỉnh hình và cột sống (BV Bạch Mai) để cấy ghép da do vết thương ở chân phải quá sâu không thể ra da non.

“Các BS đã lấy da ở đùi chân bên phải của tôi để cấy ghép vào vết thương dưới cẳng chân và bàn chân bên phải. Tôi nằm ở Khoa Chấn thương chỉnh hình và cột sống 18 ngày thì được xuất viện. Tới nay tuy vết ghép đã lành nhưng đi, đứng nhiều đều thấy nhói đau, tôi cũng không dám vận động mạnh, ăn uống vẫn phải kiêng vì sợ ngứa. Nói chung di chứng để lại còn dài…”, ông T. nói.

T l t vong rt cao!

Đây là khẳng định của PGS.TS.BS Đỗ Duy Cường – Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (BV Bạch Mai).

BS Cường cho biết, những trường hợp nhiễm khuẩn do Vibrio vulnificus thường rất nặng. Trong những năm gần đây, mỗi năm trung tâm tiếp nhận 2-3 trường hợp là ngư dân đi biển mắc phải và những bệnh nhân này thường đi vào sốc nhiễm khuẩn, tổn thương tiến triển nhanh dẫn tới suy đa phủ tạng, nhiều trường hợp đã được lọc máu nhưng tỷ lệ tử vong rất cao.

Vibrio vulnificus là một loại vi khuẩn sống ở vùng nước mặn, nước lợ. Những người có bệnh nền như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch rất dễ nhiễm loại vi khuẩn này. Đây là loại bệnh cảnh dễ nhầm với các bệnh cảnh nhiễm trùng huyết khác như vi khuẩn liên cầu lợn, nhiễm não mô cầu, tụ cầu, liên cầu… Do vậy, người dân cần cảnh giác với căn bệnh này, đặc biệt là ngư dân làm nghề nuôi trồng hải sản. Bởi trung tâm thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhân đến từ những vùng bờ biển của Việt Nam.

“Khi có biểu hiện sốt, tổn thương phỏng nước hoại tử ngoài da kèm suy đa phủ tạng cần nghĩ đến một trong các căn nguyên là vi khuẩn Vibrio vulnificus, ngoài ra cần khai thác yếu tố nghề nghiệp, môi trường làm việc để tránh nhầm lẫn, bỏ sót”, BS Cường nói.

Đồng thời BS Cường cũng khuyến cáo người dân khi làm việc trong môi trường nước mặn nên có biện pháp bảo hộ như mang, mặc đồ bảo hộ, sử dụng các phương tiện phòng hộ thích hợp. Khi có các triệu chứng như xuất hiện tổn thương bọng nước hoại tử ngoài da, sốt, mệt mỏi cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời…

Ngc Hà

Bình luận (0)