Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Sau giãn cách: TP.HCM cần làm gì để giữ chân người lao động

Tạp Chí Giáo Dục

TP.HCM đã tng bưc lp li trng thái bình thưng mi, mt s lao đng trưc đây tr v quê đã đăng ký quay li làm vic. Câu hi đt ra là liu hin tưng di chuyn lao đng này có lp li trong thi gian ti không khi dch Covid-19 vn din biến phc tp, khó lưng. Làm cách nào đ gi chân h và chính quyn TP cn có gii pháp gì, nht là trong giai đon phc hi và phát trin kinh tế giai đon 2022-2025.


Gi ăn trưa ca các công nhân đưc giãn cách đ đm bo phòng chng dch

Chăm lo nhà cho ngưi lao đng

Thống kê từ Công an TP.HCM, cuối năm 2019, TP có trên 10 triệu người, trong đó hơn 3,6 triệu người tạm trú. Các chuyên gia dân số nhìn nhận, người nhập cư tham gia vào lao động sản xuất, đóng góp cho sự tăng trưởng, phát triển kinh tế của TP.HCM. Tuy nhiên, trong đại dịch Covid-19 lần thứ 4 (từ tháng 6 đến tháng 10-2021) đã xảy ra ít nhất 3 đợt di cư ngược. Tính riêng lũy kế từ ngày 20-7 đến 27-10, TP đã đưa hơn 55 ngàn người về các tỉnh, thành theo kế hoạch. Nguyên nhân do lao động thiếu khả năng thích nghi trong cuộc sống, thất nghiệp, mất thu nhập… Song nguyên nhân sâu xa do điều kiện sống chưa đảm bảo.

“Hơn 60% lao động nhập cư chưa sở hữu nhà, phải ở trọ. Nhiều lao động ở trong các căn trọ lụp xụp, không đảm bảo cuộc sống. Thu nhập hàng tháng phải dùng để chi trả tiền nhà trọ và gửi về quê”, TS. Nguyễn Thị Hoài Thương – Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM – cho hay.

Từ thực trạng này, các chuyên gia cho rằng, TP phải có chính sách nhà ở cho người lao động quay lại, giúp họ từng bước ổn định cuộc sống lâu dài, yên tâm lao động, sản xuất. Bởi tình trạng ồ ạt về quê của người lao động trước và sau thời điểm TP mở cửa dẫn đến thiếu hụt nhân lực cho các nhà máy, doanh nghiệp khi hoạt động trở lại, khiến quá trình phục hồi sản xuất khá khó khăn.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Trình – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Võ Trường Toản, số lao động dự kiến trở lại TP làm việc ước khoảng 30.000 người, do đó phát sinh nhu cầu về chỗ ở là rất lớn. “Trước mắt TP cần hỗ trợ rà soát quỹ nhà trọ còn trống lưu trú tập trung theo khu vực trên địa bàn để ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất cung cấp thông tin đến doanh nghiệp, hỗ trợ chỗ ở cho công nhân, người lao động. Về lâu dài, TP cần bố trí quỹ đất, có chính sách thu hút nguồn lực xã hội đầu tư và phát triển nhà ở cho công nhân, nhà ở xã hội, đi theo đó là các công trình phúc lợi tại các khu công nghiệp tập trung. Khuyến khích phát triển các dự án do doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà lưu trú cho công nhân, đảm bảo cung cấp đủ chỗ ở an toàn, phục vụ nhu cầu an sinh và phòng, chống dịch có hiệu quả”.

TS. Dư Phước Tân – Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM – cũng cho rằng, đặc điểm nhà ở của lao động di cư thường gắn liền với việc làm và thu nhập. Chỗ ở ổn định, an toàn thì người lao động mới yên tâm, khi có dịch sẽ không còn hiện tượng quay về quê nhà. Vì thế, “quan điểm cần tạo lập nhà ở hướng tới mục tiêu khang trang, sạch đẹp, vệ sinh, nhằm hạn chế lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng là mục tiêu thiết thực cần đặt ra khi TP chuyển sang trạng thái bình thường mới”, TS. Tân nhấn mạnh.

Gói an sinh cn mang tính căn cơ, bn vng

Thời gian qua, song song với công tác chống dịch, TP cũng đã nỗ lực chăm lo an sinh cho người lao động và đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên, không thể phủ nhận thời gian giãn cách kéo dài đã tác động lớn đến kinh tế, đứt gãy chuỗi sản xuất, ảnh hưởng đời sống người lao động, làm phát sinh số lượng lớn người khó khăn trong khi mức độ bao phủ an sinh còn hạn chế.

Theo các chuyên gia, khi TP có đủ điều kiện, mời gọi người lao động quay lại làm việc thì cần tạo mọi thuận lợi có thể phát huy tối đa tính tích cực của nhân tố con người ở nhiều góc độ; như vậy mới có thể tiếp tục đạt mục tiêu phát triển TP một cách bền vững và toàn diện.

TS. Nguyễn Thị Hoài Thương cho hay, ngoài giải quyết, tháo gỡ  khó khăn về nhà ở, cần bổ sung chính sách chăm sóc an sinh xã hội, phúc lợi, y tế một cách căn cơ, bền vững. Đây gọi là nguồn “vắc-xin tinh thần – an sinh tinh thần”.

“Thực tế vẫn còn nhiều lao động nhập cư, nhất là lao động tự do chưa tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trong khi đó, phát triển hai loại bảo hiểm này là nhiệm vụ quan trọng, điểm tựa an sinh cần thiết cho chính người lao động và cả chính quyền trong công tác chăm lo các dịch vụ xã hội theo hướng bền vững nhất. Tiếp tục cấp bảo hiểm y tế miễn phí cho các đối tượng khó khăn, lao động phổ thông, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là việc làm cần triển khai trong thời gian tới”, TS. Thương nói.

Ngưi lao đng ri TP.HCM s đưc cht vn ti k hp th 2 Quc hi

Trong 3 ngày 10, 11 và 12-11, kỳ họp thứ 2,  Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra phiên chất vấn – trả lời chất vấn xung quanh 4 lĩnh vực: Y tế, LĐ-TB&XH, Kế hoạch và Đầu tư, GD-ĐT.

Trong đó, đối với lĩnh vực LĐ-TB&XH, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung sẽ đăng đàn trả lời các câu hỏi của đại biểu Quốc hội  tập trung vào việc thực hiện các gói hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng dịch Covid-19; giải pháp tháo gỡ những khó khăn của thị trường lao động; vấn đề huy động, quản lý công tác thiện nguyện thời gian qua… Đặc biệt là thực trạng, nguyên nhân người lao động rời TP.HCM và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong nhiều đợt.

T.S

Số liệu từ Bảo hiểm Xã hội TP.HCM cho thấy, trong giai đoạn giãn cách từ tháng 5 đến tháng 9-2021, đã có hơn 338 ngàn người chấm dứt hợp đồng lao động, hơn 665 ngàn lao động nghỉ không lương. Như vậy số lao động tạm thời mất việc hoặc mất việc lên đến hơn 1 triệu người, chiếm hơn 41% trong tổng số hơn 2,4 triệu lao động tham gia bảo hiểm xã hội.

Trên cơ sở này, các chuyên gia nhấn mạnh, đây là thời điểm then chốt để TP xây dựng chính sách khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh; cần thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, các biện pháp kích thích nền kinh tế và nhu cầu về lao động; hỗ trợ việc làm, thu nhập, bảo vệ người lao động tại nơi làm việc.

ThS. Nguyễn Trúc Vân – Trung tâm Mô phỏng và Dự báo Kinh tế – Xã hội TP.HCM – góp ý, doanh nghiệp cần công bố và thực hiện tốt chế độ tiền lương, thưởng, phúc lợi, an toàn vệ sinh cho người lao động. Có chính sách khuyến khích đặc biệt cho những người lao động gắn bó với doanh nghiệp lúc khó khăn. Tương tự, cơ quan Nhà nước sử dụng tổng hợp mọi nguồn lực để sớm tiêm đủ vắc-xin phòng Covid-19 cho người lao động, tạo cơ chế miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất. Phối hợp với các tỉnh phía Nam cùng chăm lo và có chính sách hỗ trợ cho người lao động của địa phương mình yên tâm ở lại làm việc thay vì chỉ lên phương án đón người lao động về quê dẫn đến đứt gãy nguồn nhân lực khi các tỉnh thành phía Nam kiểm soát tốt dịch bệnh.

Phương Nguyn

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)