Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Say nắng – không nên chủ quan

Tạp Chí Giáo Dục

Theo TS.BS Nguyễn Hoài Nam (Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM) thì “Trẻ em dễ bị say nắng nếu đi ra đường giữa trời nắng nóng hoặc chơi các môn thể thao ngoài trời. Do cơ thể phát triển chưa được hoàn thiện, dẫn đến việc điều tiết thân nhiệt cơ thể kém. Còn người cao tuổi hay bị chứng này là do tuyến mồ hôi dưới da bị teo lại, hoạt động của hệ tuần hoàn bị suy yếu, cơ thể tỏa nhiệt không nhanh”.
Những trường hợp say nắng nhẹ, cần biết một số cách xử trí sau. Nên cho trẻ uống một ly nước lạnh, sau 15 phút lại cho uống đến khi trẻ cảm thấy đỡ hơn. Đối với người lớn, cần hạ thân nhiệt của người bị say nắng vào chỗ có bóng mát, cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước lạnh có chút muối. Sau đó, dùng khăn thấm nước sạch lạnh lau người, đồng thời theo dõi thân nhiệt của người bệnh đến khi hạ xuống 380C. Trường hợp xử trí ban đầu không có kết quả, cũng như có biểu hiện nặng hơn thì nên đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.
“Say nắng thường diễn tiến đột ngột, không có dấu hiệu báo trước, kèm tổn thương thần kinh. Tình trạng say nắng nặng nếu không được xử trí, cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong” – BS. Nam khuyến cáo.
T.HIỀN

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)