Ngày 12/5, Hội nghị trực tuyến sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định 09/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về "Đổi mới công tác tổ chức cán bộ và quản lý cơ sở giáo dục” tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Phó thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã tham gia điều hành tại cầu truyền hình ở Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội.
Sau 3 năm thực hiện Quyết định 09 của Thủ tướng Chính phủ về việc "Xây dựng, nâng cao chất lượng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010", các cấp quản lý từ Trung ương đến địa phương và các cơ sở giáo dục – đào tạo đã chủ động xây dựng chương trình hành động cụ thể với nhiều giải pháp phù hợp, kịp thời, khả thi để tác động tích cực tới việc xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (NG&CBQLGD) trong toàn ngành cũng như ở từng địa phương, cơ sở. Kết quả là sau 3 năm, đã ban hành được hệ thống văn bản về chế độ chính sách đối với NG&CBQLGD, từng bước góp phần cải thiện đời sống, tăng thêm điều kiện làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm nghề nghiệp của NG&CBQLGD đối với sự nghiệp giáo dục. Số lượng đội ngũ NG&CBQLGD đã tăng lên rõ rệt, phần nào giảm bớt những khó khăn về tình trạng thiếu giáo viên ở các cấp học, bậc học; chất lượng NG&CBQLGD cũng có những chuyển biến tích cực, trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn tăng cao; cơ cấu đội ngũ đã dần dần tiến tới sự hợp lý, đồng bộ; hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng NG&CBQLGD đã được quan tâm, đầu tư, từng bước được sắp xếp theo hướng hợp lý …
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, qua 3 năm thực hiện Quyết định 09 đã bộc lộ những hạn chế, bất cập trong công tác chỉ đạo và quản lý, trong đào tạo và bồi dưỡng, trong xây dựng và thực hiện chế độ chính sách đối với NG&CBQLGD.
Nhiều chỉ tiêu trong Đề án 09 khó đạt
Tính đến năm học 2007- 2008, cả nước có 1.055.078 nhà giáo; tăng 79.800 nhà giáo (7,56%) so với năm học 2004 – 2005. Tổng số giáo viên là 172.978 người, chiếm 16,38% đội ngũ nhà giáo; mức tăng bình quân là 3,58%/năm; tỷ lệ bình quân trẻ em/giáo viên giữa các vùng, miền đã có cải thiện đáng kể. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo tăng từ 78,60% (năm học 2004-2005) lên 89,1% (năm học 2007-2008), vượt mục tiêu đề ra cho năm 2010 là 9,1%.
Tuy nhiên, số lượng giáo viên mầm non vẫn còn thiếu so với định mức quy định (ở Nhà trẻ là xấp xỉ 11 trẻ em/giáo viên – quy định là 8 trẻ em/giáo viên, ở Mẫu giáo xấp xỉ 20,9 trẻ em/giáo viên – quy định từ 20 đến 25 trẻ em/giáo viên).
Đối với giáo dục phổ thông, ở cấp tiểu học, tổng số giáo viên hiện nay là 344.853 người, chiếm 32,66%. Số lượng giáo viên tiểu học có xu hướng giảm (tỷ lệ giảm bình quân hằng năm là 1,5%, xấp xỉ 5.000 giáo viên. Điều này có liên quan đến kết quả của chính sách sinh đẻ có kế hoạch của Nhà nước: trong 3 năm học qua, số lượng học sinh tiểu học đã giảm gần 1triệu em (4,3% năm). Tuy vậy, tỷ lệ giáo viên/lớp vẫn tăng từ 1,25 (năm học 2004-2005) lên 1,29 (năm học 2007-2008). So với yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày (định mức là 1,50) thì số lượng giáo viên hiện nay mới chỉ đáp ứng được 86% nhu cầu, đặc biệt là còn thiếu giáo viên các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học, Thể dục, Ngoại ngữ.
Tỷ lệ bình quân giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo tăng từ 94,54% (năm học 2004-2005) lên 98,68% (năm học 2007- 2008), trong đó có 43,20% giáo viên trên chuẩn. Như vậy, trong 2 năm tới phải tập trung đào tạo, chuẩn hóa cho hơn 4.600 giáo viên tiểu học trong toàn quốc (chiếm 1,32%) để đạt mục tiêu của Quyết định 09 (100% giáo viên tiểu học đạt chuẩn).
Ở cấp THCS, tổng số giáo viên là 312.759 người, chiếm 29,62%; mức tăng bình quân 1,90%/năm. Tỷ lệ giáo viên/lớp tăng từ 1,73 (năm học 2004-2005) lên 1,96 (năm học 2007-2008), vượt định mức quy định là 1,90. Nhưng do cơ cấu không đồng bộ nên vẫn thiếu giáo viên ở các môn: Tin học, Hoá học, Sinh học, Âm nhạc, Mỹ thuật, Công nghệ… Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo tăng từ 97,57% (năm học 2004-2005) lên 98,37 % (năm học 2007-2008), trong đó có 30,43% trên chuẩn. Để đến năm 2010 có 100% giáo viên THCS đạt chuẩn (theo Quyết định 09), trong 2 năm tới phải đào tạo, chuẩn hóa cho 5.100 người (chiếm 1,63%).
Ở cấp THPT, tổng số giáo viên là 134.246 người, chiếm 12,71%; mức tăng bình quân 8,0%/năm. Tỷ lệ giáo viên/lớp đã tăng từ 1,78 (năm học 2004 – 2005) lên 1,98 (năm học 2007- 2008) nhưng vẫn thấp so với định mức quy định là 2,25. Số lượng giáo viên còn thiếu chủ yếu tập trung ở các môn: Giáo dục quốc phòng, Công nghệ và Tin học. Tỷ lệ GV đạt chuẩn và trên chuẩn đã tăng từ 97,11% (năm học 2004-2005) lên 98,00% (năm học 2007-2008), trong đó có 3,8% GV có trình độ thạc sĩ trở lên (tăng thêm 1.841thạc sĩ so với 2004 – 2005).
Như vậy, chỉ tiêu đặt ra trong Đề án 09 là đến năm 2010 phải có 10% giáo viên THPT có trình độ thạc sĩ trở lên là khó đạt được, vì trong 2 năm tới không kịp đào tạo 8.000 thạc sĩ cho các trường THPT (6,2%).
Ở bậc đào tạo đại học, số lượng giảng viên tại các trường hiện là 38.217 người, chiếm 3,61% tổng số đội ngũ; mức tăng bình quân 14,20%/năm (trong đó, công lập là 11,60%/năm, ngoài công lập 16,40%/năm). Riêng năm học 2006-2007, đã tuyển dụng được 2.700 giảng viên ĐH, bằng số tuyển 5 năm trước đó. Tỷ lệ bình quân sinh viên/giảng viên ở năm học 2007-2008 là 30,89, giảm so với năm học 2004-2005. So với chỉ tiêu đã đề ra tại Đề án 09 là 20 sinh viên/giảng viên thì với quy mô sinh viên như hiện nay cần phải tuyển thêm 21.783 giảng viên nữa, điều này rất khó thực hiện được trong vài năm tới.
Tỷ lệ giảng viên ĐH có trình độ sau đại học đã tăng từ 36,53% (năm học 2005-2006) lên 40,35% (năm học 2007-2008), nhưng tỷ lệ có trình độ tiến sĩ lại có xu hướng giảm từ 15,56% xuống 14,77%. Đó là do số giảng viên có trình độ tiến sĩ đến tuổi nghỉ hưu nhiều hơn số giảng viên kế cận có trình độ tiến sĩ; mạng lưới trường được mở rộng, quy mô đào tạo tăng nhanh, số lượng giảng viên tăng nhanh, do đó làm giảm tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ.
Tổng số giảng viên ở các trường CĐ hiện nay là 17.903 người, chiếm 1,69% tổng số đội ngũ. Tỷ lệ giảng viên giữa các trường CĐ công lập và ngoài công lập không đồng đều. Phần lớn giảng viên biên chế ở các trường CĐ công lập. Tỷ lệ bình quân sinh viên/giảng viên là 23,32 (năm học 2007 – 2008). So với chỉ tiêu 20 sinh viên/giảng viên đặt ra tại Quyết định 09 thì tỷ lệ sinh viên/giảng viên ở thời điểm hiện tại vẫn còn ở mức cao.
Sau 3 năm thực hiện Quyết định 09 của Thủ tướng Chính phủ về việc "Xây dựng, nâng cao chất lượng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010", các cấp quản lý từ Trung ương đến địa phương và các cơ sở giáo dục – đào tạo đã chủ động xây dựng chương trình hành động cụ thể với nhiều giải pháp phù hợp, kịp thời, khả thi để tác động tích cực tới việc xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (NG&CBQLGD) trong toàn ngành cũng như ở từng địa phương, cơ sở. Kết quả là sau 3 năm, đã ban hành được hệ thống văn bản về chế độ chính sách đối với NG&CBQLGD, từng bước góp phần cải thiện đời sống, tăng thêm điều kiện làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm nghề nghiệp của NG&CBQLGD đối với sự nghiệp giáo dục. Số lượng đội ngũ NG&CBQLGD đã tăng lên rõ rệt, phần nào giảm bớt những khó khăn về tình trạng thiếu giáo viên ở các cấp học, bậc học; chất lượng NG&CBQLGD cũng có những chuyển biến tích cực, trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn tăng cao; cơ cấu đội ngũ đã dần dần tiến tới sự hợp lý, đồng bộ; hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng NG&CBQLGD đã được quan tâm, đầu tư, từng bước được sắp xếp theo hướng hợp lý …
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, qua 3 năm thực hiện Quyết định 09 đã bộc lộ những hạn chế, bất cập trong công tác chỉ đạo và quản lý, trong đào tạo và bồi dưỡng, trong xây dựng và thực hiện chế độ chính sách đối với NG&CBQLGD.
Nhiều chỉ tiêu trong Đề án 09 khó đạt
Tính đến năm học 2007- 2008, cả nước có 1.055.078 nhà giáo; tăng 79.800 nhà giáo (7,56%) so với năm học 2004 – 2005. Tổng số giáo viên là 172.978 người, chiếm 16,38% đội ngũ nhà giáo; mức tăng bình quân là 3,58%/năm; tỷ lệ bình quân trẻ em/giáo viên giữa các vùng, miền đã có cải thiện đáng kể. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo tăng từ 78,60% (năm học 2004-2005) lên 89,1% (năm học 2007-2008), vượt mục tiêu đề ra cho năm 2010 là 9,1%.
Tuy nhiên, số lượng giáo viên mầm non vẫn còn thiếu so với định mức quy định (ở Nhà trẻ là xấp xỉ 11 trẻ em/giáo viên – quy định là 8 trẻ em/giáo viên, ở Mẫu giáo xấp xỉ 20,9 trẻ em/giáo viên – quy định từ 20 đến 25 trẻ em/giáo viên).
Đối với giáo dục phổ thông, ở cấp tiểu học, tổng số giáo viên hiện nay là 344.853 người, chiếm 32,66%. Số lượng giáo viên tiểu học có xu hướng giảm (tỷ lệ giảm bình quân hằng năm là 1,5%, xấp xỉ 5.000 giáo viên. Điều này có liên quan đến kết quả của chính sách sinh đẻ có kế hoạch của Nhà nước: trong 3 năm học qua, số lượng học sinh tiểu học đã giảm gần 1triệu em (4,3% năm). Tuy vậy, tỷ lệ giáo viên/lớp vẫn tăng từ 1,25 (năm học 2004-2005) lên 1,29 (năm học 2007-2008). So với yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày (định mức là 1,50) thì số lượng giáo viên hiện nay mới chỉ đáp ứng được 86% nhu cầu, đặc biệt là còn thiếu giáo viên các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học, Thể dục, Ngoại ngữ.
Tỷ lệ bình quân giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo tăng từ 94,54% (năm học 2004-2005) lên 98,68% (năm học 2007- 2008), trong đó có 43,20% giáo viên trên chuẩn. Như vậy, trong 2 năm tới phải tập trung đào tạo, chuẩn hóa cho hơn 4.600 giáo viên tiểu học trong toàn quốc (chiếm 1,32%) để đạt mục tiêu của Quyết định 09 (100% giáo viên tiểu học đạt chuẩn).
Ở cấp THCS, tổng số giáo viên là 312.759 người, chiếm 29,62%; mức tăng bình quân 1,90%/năm. Tỷ lệ giáo viên/lớp tăng từ 1,73 (năm học 2004-2005) lên 1,96 (năm học 2007-2008), vượt định mức quy định là 1,90. Nhưng do cơ cấu không đồng bộ nên vẫn thiếu giáo viên ở các môn: Tin học, Hoá học, Sinh học, Âm nhạc, Mỹ thuật, Công nghệ… Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo tăng từ 97,57% (năm học 2004-2005) lên 98,37 % (năm học 2007-2008), trong đó có 30,43% trên chuẩn. Để đến năm 2010 có 100% giáo viên THCS đạt chuẩn (theo Quyết định 09), trong 2 năm tới phải đào tạo, chuẩn hóa cho 5.100 người (chiếm 1,63%).
Ở cấp THPT, tổng số giáo viên là 134.246 người, chiếm 12,71%; mức tăng bình quân 8,0%/năm. Tỷ lệ giáo viên/lớp đã tăng từ 1,78 (năm học 2004 – 2005) lên 1,98 (năm học 2007- 2008) nhưng vẫn thấp so với định mức quy định là 2,25. Số lượng giáo viên còn thiếu chủ yếu tập trung ở các môn: Giáo dục quốc phòng, Công nghệ và Tin học. Tỷ lệ GV đạt chuẩn và trên chuẩn đã tăng từ 97,11% (năm học 2004-2005) lên 98,00% (năm học 2007-2008), trong đó có 3,8% GV có trình độ thạc sĩ trở lên (tăng thêm 1.841thạc sĩ so với 2004 – 2005).
Như vậy, chỉ tiêu đặt ra trong Đề án 09 là đến năm 2010 phải có 10% giáo viên THPT có trình độ thạc sĩ trở lên là khó đạt được, vì trong 2 năm tới không kịp đào tạo 8.000 thạc sĩ cho các trường THPT (6,2%).
Ở bậc đào tạo đại học, số lượng giảng viên tại các trường hiện là 38.217 người, chiếm 3,61% tổng số đội ngũ; mức tăng bình quân 14,20%/năm (trong đó, công lập là 11,60%/năm, ngoài công lập 16,40%/năm). Riêng năm học 2006-2007, đã tuyển dụng được 2.700 giảng viên ĐH, bằng số tuyển 5 năm trước đó. Tỷ lệ bình quân sinh viên/giảng viên ở năm học 2007-2008 là 30,89, giảm so với năm học 2004-2005. So với chỉ tiêu đã đề ra tại Đề án 09 là 20 sinh viên/giảng viên thì với quy mô sinh viên như hiện nay cần phải tuyển thêm 21.783 giảng viên nữa, điều này rất khó thực hiện được trong vài năm tới.
Tỷ lệ giảng viên ĐH có trình độ sau đại học đã tăng từ 36,53% (năm học 2005-2006) lên 40,35% (năm học 2007-2008), nhưng tỷ lệ có trình độ tiến sĩ lại có xu hướng giảm từ 15,56% xuống 14,77%. Đó là do số giảng viên có trình độ tiến sĩ đến tuổi nghỉ hưu nhiều hơn số giảng viên kế cận có trình độ tiến sĩ; mạng lưới trường được mở rộng, quy mô đào tạo tăng nhanh, số lượng giảng viên tăng nhanh, do đó làm giảm tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ.
Tổng số giảng viên ở các trường CĐ hiện nay là 17.903 người, chiếm 1,69% tổng số đội ngũ. Tỷ lệ giảng viên giữa các trường CĐ công lập và ngoài công lập không đồng đều. Phần lớn giảng viên biên chế ở các trường CĐ công lập. Tỷ lệ bình quân sinh viên/giảng viên là 23,32 (năm học 2007 – 2008). So với chỉ tiêu 20 sinh viên/giảng viên đặt ra tại Quyết định 09 thì tỷ lệ sinh viên/giảng viên ở thời điểm hiện tại vẫn còn ở mức cao.
Tỷ lệ giảng viên CĐ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đã tăng từ 25,67% (năm học 2005-2006) lên 28,41% (năm học 2007-2008); trong đó, số có trình độ tiến sĩ lại có xu hướng giảm từ 1,83% (năm học 2005-2006) xuống 1,36% (năm học 2007-2008). Nguyên nhân là do số giảng viên sau khi đạt trình độ tiến sĩ có xu hướng dịch chuyển lên giảng dạy ở bậc ĐH. So với chỉ tiêu đặt ra trong Đề án 09, đến năm 2010 phải có 40% giảng viên ĐH, CĐ có trình độ thạc sĩ, trên thực tế, chỉ tiêu này có thể đạt được ở các trường ĐH nhưng khó có thể đạt đối với các trường CĐ. Riêng chỉ tiêu 25% giảng viên ĐH, CĐ đạt trình độ tiến sĩ vào năm 2010, đối với các trường CĐ và nhiều trường ĐH là không khả thi.
Ngoại ngữ và tin học là một trong những điểm yếu chung của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục Việt Nam hiện nay – Ảnh: VNN
Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục chưa chuyên nghiệp trong công tác
Tính đến năm học 2007- 2008, cả nước có khoảng 134.700 CBQLGD, chiếm khoảng 11% trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục. Trong đó, số CBQLGD làm việc ở cấp Bộ, Sở, Phòng là khoảng 8.000 người, chiếm 5,90% tổng số CBQL toàn ngành. Số CBQL các CSGD là 126.770 người, chiếm 94,10%. Trong đó, mầm non khoảng 33.000 người, chiếm 24,40%; phổ thông và GDTX: trên 90.000, chiếm 66,80%; TCCN: gần 900 người, chiếm 0,68%; dạy nghề: hơn 1.500 người, chiếm 1,10%; CĐ, ĐH: khoảng 1.400 người, chiếm 1,00%.
Về trình độ chuyên môn, phần lớn đội ngũ CBQLGD có trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên, đội ngũ CBQLGD các cấp có trình độ sau đại học còn chiếm tỷ lệ thấp. Cụ thể, tỷ lệ CBQLGD có trình độ cao đẳng trở lên ở Bộ GD&ĐT là 93%, ở Sở GD&ĐT là 86%, ở Phòng GD&ĐT là 83%; tỷ lệ có trình độ thạc sĩ ở khối Sở và Phòng chiếm 12,5%, trình độ tiến sĩ chiếm 0,5%…
Về trình độ nghiệp vụ quản lý giáo dục, tỷ lệ được cấp chứng chỉ về quản lý giáo dục đối với CBQL được bổ nhiệm ở Sở là 36%, Phòng là 62%. Chuyên viên thuộc Sở và Phòng là 13%. Tỷ lệ được cấp chứng chỉ về quản lý nhà nước đối với CBQL được bổ nhiệm ở Sở là 44%, Phòng là 33%; chuyên viên thuộc Sở và Phòng là 9%. Hầu hết, CBQLCSGD đã đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định.
Tuy nhiên, năng lực của một bộ phận CBQLGD các cấp và các cơ sở giáo dục chưa đáp ứng được những yêu cầu và nhiệm vụ trong thời kỳ hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, còn hạn chế trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch; tham mưu, xây dựng chính sách; chỉ đạo, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn của bộ, ngành. Đa số CBQLGD các cấp và các cơ sở giáo dục vẫn làm việc dựa vào kinh nghiệm cá nhân, tính chuyên nghiệp thấp, trình độ ngoại ngữ, tin học còn rất hạn chế. Một bộ phận CBQLGD còn chưa thực sự chuyên tâm với nghề nghiệp nên chưa làm tốt chức trách nhiệm vụ được giao.
Sẽ ban hành Chỉ thị về phát triển đội ngũ nhà giáo
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, lực lượng nhà giáo của nước ta hiện nay đang gặp khó khăn và bất cập lớn ở bậc đại học, cao đẳng và dạy nghề, thể hiện qua sự thiếu hụt số lượng lớn giáo viên so với yêu cầu phát triển quy mô và chất lượng, trình độ giáo viên chưa tương xứng với bậc đào tạo.
Để có thể hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, khắc phục được sự mất cân đối về cơ cầu ngành nghề và trình độ của đội ngũ nhà giáo, Phó thủ tướng cho rằng, cần phải mất 5-7 năm nữa, với các giải pháp tập trung và đồng bộ quyết liệt. Sắp tới Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo sẽ ban hành Chỉ thị về phát triển đội ngũ nhà giáo. Chính phủ cũng sẽ sớm phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề.
Phó thủ tướng cũng yêu cầu, trong 2 năm tới, ngành giáo dục phải chấm dứt tình trạng lạc hậu về phương pháp giảng dạy trong các trường sư phạm như hiện nay. Từ nay đến năm 2010, Bộ sẽ thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển hệ thống trường sư phạm do một Thứ trưởng trực tiếp phụ trách, thành lập Hội đồng Hiệu trưởng các trường sư phạm, tạo sức mạnh tổng hợp nhằm xây dựng bộ giáo trình dùng chung tiến tiến, hiện đại của khối sư phạm.
Theo Phó thủ tướng, để có thể tạo ra sự đột phá trong chất lượng giáo viên, các trường sư phạm phải là đầu tàu về đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy để kéo cả hệ thống giáo dục quốc dân đi lên.
Tính đến năm học 2007- 2008, cả nước có khoảng 134.700 CBQLGD, chiếm khoảng 11% trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục. Trong đó, số CBQLGD làm việc ở cấp Bộ, Sở, Phòng là khoảng 8.000 người, chiếm 5,90% tổng số CBQL toàn ngành. Số CBQL các CSGD là 126.770 người, chiếm 94,10%. Trong đó, mầm non khoảng 33.000 người, chiếm 24,40%; phổ thông và GDTX: trên 90.000, chiếm 66,80%; TCCN: gần 900 người, chiếm 0,68%; dạy nghề: hơn 1.500 người, chiếm 1,10%; CĐ, ĐH: khoảng 1.400 người, chiếm 1,00%.
Về trình độ chuyên môn, phần lớn đội ngũ CBQLGD có trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên, đội ngũ CBQLGD các cấp có trình độ sau đại học còn chiếm tỷ lệ thấp. Cụ thể, tỷ lệ CBQLGD có trình độ cao đẳng trở lên ở Bộ GD&ĐT là 93%, ở Sở GD&ĐT là 86%, ở Phòng GD&ĐT là 83%; tỷ lệ có trình độ thạc sĩ ở khối Sở và Phòng chiếm 12,5%, trình độ tiến sĩ chiếm 0,5%…
Về trình độ nghiệp vụ quản lý giáo dục, tỷ lệ được cấp chứng chỉ về quản lý giáo dục đối với CBQL được bổ nhiệm ở Sở là 36%, Phòng là 62%. Chuyên viên thuộc Sở và Phòng là 13%. Tỷ lệ được cấp chứng chỉ về quản lý nhà nước đối với CBQL được bổ nhiệm ở Sở là 44%, Phòng là 33%; chuyên viên thuộc Sở và Phòng là 9%. Hầu hết, CBQLCSGD đã đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định.
Tuy nhiên, năng lực của một bộ phận CBQLGD các cấp và các cơ sở giáo dục chưa đáp ứng được những yêu cầu và nhiệm vụ trong thời kỳ hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, còn hạn chế trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch; tham mưu, xây dựng chính sách; chỉ đạo, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn của bộ, ngành. Đa số CBQLGD các cấp và các cơ sở giáo dục vẫn làm việc dựa vào kinh nghiệm cá nhân, tính chuyên nghiệp thấp, trình độ ngoại ngữ, tin học còn rất hạn chế. Một bộ phận CBQLGD còn chưa thực sự chuyên tâm với nghề nghiệp nên chưa làm tốt chức trách nhiệm vụ được giao.
Sẽ ban hành Chỉ thị về phát triển đội ngũ nhà giáo
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, lực lượng nhà giáo của nước ta hiện nay đang gặp khó khăn và bất cập lớn ở bậc đại học, cao đẳng và dạy nghề, thể hiện qua sự thiếu hụt số lượng lớn giáo viên so với yêu cầu phát triển quy mô và chất lượng, trình độ giáo viên chưa tương xứng với bậc đào tạo.
Để có thể hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, khắc phục được sự mất cân đối về cơ cầu ngành nghề và trình độ của đội ngũ nhà giáo, Phó thủ tướng cho rằng, cần phải mất 5-7 năm nữa, với các giải pháp tập trung và đồng bộ quyết liệt. Sắp tới Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo sẽ ban hành Chỉ thị về phát triển đội ngũ nhà giáo. Chính phủ cũng sẽ sớm phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề.
Phó thủ tướng cũng yêu cầu, trong 2 năm tới, ngành giáo dục phải chấm dứt tình trạng lạc hậu về phương pháp giảng dạy trong các trường sư phạm như hiện nay. Từ nay đến năm 2010, Bộ sẽ thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển hệ thống trường sư phạm do một Thứ trưởng trực tiếp phụ trách, thành lập Hội đồng Hiệu trưởng các trường sư phạm, tạo sức mạnh tổng hợp nhằm xây dựng bộ giáo trình dùng chung tiến tiến, hiện đại của khối sư phạm.
Theo Phó thủ tướng, để có thể tạo ra sự đột phá trong chất lượng giáo viên, các trường sư phạm phải là đầu tàu về đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy để kéo cả hệ thống giáo dục quốc dân đi lên.
H.V (Theo Hà Nội mới)
Bình luận (0)