Đêm 12, rạng sáng ngày 13/8 tới, người dân các nước thuộc khu vực bán cầu Bắc, trong đó có Việt Nam , sẽ được chứng kiến mưa sao băng Perseids. Tại Việt Nam, rất nhiều bạn trẻ đang hồi hộp chờ đón trận sao băng lớn nhất này để cầu ước.
Perseids (Perseids Meteor Shower) là trận mưa sao băng lớn nhất hàng năm về cả thời gian, mật độ cũng như độ sáng. Năm nay, Perseids diễn ra vào các đêm từ 11 – 13/8 và là hiện tượng thiên văn hấp dẫn nhất trong năm.
Mưa sao băng Perseids có tâm điểm là chòm sao Perseus (chòm sao Anh Tiên), từ đó các sao băng tỏa ra nhiều hướng. Mưa sao băng Anh Tiên xảy ra hàng năm, thường bắt đầu từ 23/7 và kết thúc vào 22/8. Nhưng sao băng xuất hiện nhiều trong 10 ngày (từ 8 – 18/8), đạt cực đại vào khoảng 18h30-21h (giờ Việt Nam) ngày 12/8, thời điểm này có thể quan sát được tới 60 sao băng/giờ, có lúc tới 100 sao băng/giờ.
Điều kiện lý tưởng nhất để quan sát sao băng là không gian thoáng, rộng, ít ánh đèn. Nên mặc ấm và nằm xuống, hướng mắt lên bầu trời nơi chòm sao Anh Tiên (phía đông) là được thưởng thức hiện tượng thiên văn đẹp nhất, ngoạn mục nhất trong năm.
Không nên chăm chú vào chòm sao mà bạn cho là trận mưa sao băng sẽ xuất phát, vì sẽ thấy rất ít sao băng. Hãy nhìn bao quát cả phần bầu trời xung quanh chòm sao mới thấy được nhiều sao băng hấp dẫn hơn. |
Người dân các nước thuộc khu vực bán cầu Bắc, trong đó có Việt Nam, sẽ được chứng kiến mưa sao băng Perseids vào đêm 12 rạng sáng ngày 13/8. Tại Việt Nam, rất nhiều bạn trẻ đang hồi hộp chờ đón trận sao băng lớn nhất này để cầu ước. Sao băng bắt đầu xuất hiện rải rác từ khoảng 0 giờ 30 ngày 13/8, sau đó tăng dần và đạt cực đại vào 2 – 4 giờ sáng (khoảng 1 – 2 giờ trước khi mặt trời mọc). Đêm 11 rạng sáng 12 và đêm 12 rạng sáng 13/8 là thời gian thuận lợi nhất để quan sát trận mưa sao băng đẹp mắt này.
Mưa sao băng Perseids nguồn gốc từ sao chổi Swift-Tuttle. Trong lần nó ghé thăm quỹ đạo Trái đất, các thiên thạch nhỏ của nó đã chiếm một vị trí trên quỹ đạo Trái đất, từ đó mỗi khi đi đến phần quĩ đạo này, các thiên thạch bị sức hút của Trái đất lại lao vào bầu khí quyển với vận tốc vài chục km/giây và bốc cháy thành những vệt sáng ở độ cao 60 -100 km (tính từ mặt đất lên) gây nên hiện tượng mưa sao băng.
Các đám thiên thạch nhỏ trên quĩ đạo Trái Đất khá nhiều nên năm nào cũng xảy ra nhiều trận mưa sao băng. Nhưng chỉ một số trận đủ lớn, mật độ sao dày và sáng như Perseids làm thành hiện tượng thiên văn hấp dẫn, có thể chiêm ngưỡng bằng mắt thường. Còn hầu hết là những trận mưa sao băng nhỏ, khó quan sát như trận mưa sao băng hôm 29 và 30/7 vừa qua.
Theo Người lao động
Bình luận (0)