Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

Sẽ có tuyến phố đi bộ khu vực trung tâm TP.HCM

Tạp Chí Giáo Dục

Nhiu chuyên gia, nhà khoa hc nht trí vic la chn phương án t chc ph đi b khu vc trung tâm TP.HCM là các tuyến ph Đng Khi, Lê Li, Nguyn Hu, Hàm Nghi, Thái Văn Lung và Thi Sách.


Ông Trn Hu Phưc – Phó Ch tch y ban MTTQ Vit Nam TP phát biu ti hi ngh

Tuyến ph đi b gm 6 đưng

Các ý kiến này được đưa ra tại Hội nghị phản biện Đề án “Tổ chức các tuyến phố đi bộ khu vực trung tâm TP.HCM” do Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM và Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP tổ chức hôm 24-12.

Nội dung đề án có 8 nhiệm vụ: Khảo sát nhu cầu và các điều kiện cần thiết để tiến hành đi bộ hóa một số tuyến đường khu trung tâm trong giai đoạn 2018-2020 & 2021-2025; Nghiên cứu kinh nghiệm mô hình tổ chức phố đi bộ hoặc phố ưu tiên đi bộ trong nước và quốc tế; Khảo sát giao thông, lập mô hình đánh giá hiện trạng giao thông; Khảo sát lấy ý kiến người dân, du khách về các vấn đề liên quan đến việc đi bộ hóa một số tuyến phố trung tâm; Xây dựng các phương án lộ trình đi bộ hóa những tuyến phố tiềm năng (bao gồm tái tổ chức giao thông, kết nối với các phương thức và bố trí các bãi đậu xe); Đánh giá tác động giao thông, kinh tế, xã hội và môi trường của từng phương án; so sánh và chọn lựa phương án tốt nhất; Lập kế hoạch triển khai chi tiết và dự toán các công trình liên quan (đối với phương án lộ trình tốt nhất); Tổ chức hội thảo lấy ý kiến và hoàn thiện nội dung đề án.

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Hữu Phước – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP nhấn mạnh, việc lấy ý kiến phản biện là để tiếp tục hoàn thiện đề án, đề xuất kế hoạch triển khai. Mục tiêu của dự án là nghiên cứu để tiến hành đi bộ hóa một số tuyến đường khu trung tâm TP giai đoạn 2018-2020 & 2021-2025 theo đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2.000 (quy hoạch phân khu) khu trung tâm hiện hữu TP (930ha) đã được UBND TP phê duyệt tại Quyết định số 6708/QĐ-UBND ngày 29-12-2012.

Tại hội nghị phản biện, đại diện chủ đầu tư dự án – Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ, cho biết, trước đó Ban An toàn giao thông TP; Phòng CSGT Đường bộ – Đường sắt (PC08) Công an TP và Thanh tra Sở GTVT; Sở Xây dựng… và các sở ngành liên quan cũng đã thống nhất việc đánh giá và lựa chọn phương án tổ chức tuyến phố đi bộ trên các tuyến phố Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Hàm Nghi, Thái Văn Lung và Thi Sách. Đồng thời thống nhất các kế hoạch về tổ chức giao thông, đảm bảo an toàn cho người đi bộ, kết nối các khu chức năng, bãi đậu xe đối với phương án được chọn đề xuất trong dự án.

TS. Lê Thị Trúc Anh (Học viện Cán bộ TP.HCM) nhận xét, đề án phù hợp với bối cảnh TP ngày càng hội nhập sâu rộng với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Dự thảo đề án được xây dựng trên cơ sở các chiến lược quy hoạch và phát triển GTVT TP. Các ý tưởng thiết kế cảnh quan, không gian đi bộ của TP trong một thời gian dài, ít nhiều đã có thí điểm và nghiên cứu tổng kết thực tiễn. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu các mô hình khu phố đi bộ của một số quốc gia trong khu vực và thế giới cũng là cơ sở thực tiễn đáng tin cậy để xây dựng đề án.

Nếu triển khai thành công, đề án sẽ tạo không gian vui chơi, giải trí cho nhân dân, kích cầu các hoạt động kinh doanh dịch vụ phục vụ du lịch, tăng tính hấp dẫn du khách trong và ngoài TP. Đặc biệt là cải thiện chất lượng đô thị (kiểm soát ô nhiễm, giảm lưu lượng xe cơ giới cá nhân, giảm ùn tắc giao thông…) trong quá trình thực hiện Đề án xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh.

“Đề án đưa ra một lộ trình thực hiện đi bộ hóa đối với một số tuyến phố khu vực trung tâm TP theo phương án 2 (ưu tiên đi bộ trên các tuyến đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Hàm Nghi, Thái Văn Lung và Thi Sách) từ 2021-2025 gắn với hệ thống các giải pháp (bao gồm các giải pháp tổ chức giao thông, kết nối giao thông công cộng, giao thông phi cơ giới, bãi đỗ xe…) nhằm đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của đề án. Song, thực tế của TP nhiều năm qua cho thấy khó khăn nhất, cần phải quan tâm hàng đầu là việc xây dựng hệ thống bãi để xe cho ô tô và xe máy”, bà Anh lưu ý. Đây cũng là ý kiến chung của nhiều chuyên gia, nhà khoa học tại hội nghị phản biện này.

Ci thin cht lưng đô th

Ông Trần Hữu Phước đánh giá, đề án đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng TP.HCM hiện đại, văn minh. Các phương án được xây dựng có cơ sở khoa học và quan tâm đến kinh nghiệm của các TP như Copenhaghen, New York, Bangkok, Thượng Hải – những TP có nhiều điểm tương đồng với TP.HCM. Tuy nhiên, cần nêu và phân tích rõ những đặc trưng về GTVT (cơ sở hạ tầng, phương tiện vận tải, văn hóa giao thông…) của TP để đảm bảo nguyên tắc cơ bản mà tất cả các quốc gia khi xây dựng tuyến đường đi bộ đều phải quan tâm. Đó là nguyên tắc những con đường đi bộ không làm cản trở giao thông trên cơ sở đặc trưng của nơi thiết lập hệ thống tuyến đường đi bộ.

Cũng theo ông Phước, đề án cần có giải pháp để người khuyết tật thực hiện quyền tiếp cận các tuyến phố đi bộ khu vực trung tâm TP. Đồng thời cần quan tâm đến tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam liên quan đến tuyến đi bộ về bảo vệ môi trường và thúc đẩy tăng trưởng xanh. Bởi đây là chủ trương của thế giới về tiêu chuẩn chất lượng (kiểm soát ô nhiễm) cải thiện chất lượng đô thị.


Du khách đang vui xuân trên ph đi b Nguyn Hu

Các đại biểu cũng nhất trí việc mở rộng khu vực đi bộ theo các giai đoạn (2020-2022), (2022-2023), (2024-2025) từ 2025 trở đi nhưng cần làm rõ nội dung cụ thể của từng giai đoạn làm cơ sở cho sự phát triển của giai đoạn tiếp nối. Đồng thời xác định rõ tính thống nhất, tính đồng bộ trong từng bước phát triển các tuyến đi bộ tại khu vực trung tâm TP.HCM. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho tuyến đi bộ liên quan đến nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của con người liên quan đến giao thông, như: nhà chờ xe buýt (trạm xe buýt, metro… ), nhà vệ sinh, thùng rác, sơ cấp cứu, bãi đậu xe cũng được các đại biểu đề cập. Đề nghị nêu rõ những tiêu chí và cơ sở đánh giá những tác động giao thông, tác động môi trường, tác động kinh tế, tác động tâm lý. Vì Đề án “Tổ chức các tuyến phố đi bộ khu vực trung tâm TP.HCM” đã có nêu lên một số tác động nhưng chưa phân tích rõ nhất là chưa nêu được cơ sở khoa học của việc đánh giá các tác động và mối liên hệ, cộng hưởng giữa các tác động liên quan đến việc tổ chức các tuyến đi bộ khu vực trung tâm TP.HCM.

Ông Lê Văn Phú – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ quận 1 cho rằng, để triển khai hiệu quả các tuyến phố đi bộ nói trên, cần có những đánh giá tác động liên quan đến giao thông công cộng. Cụ thể là xe buýt, metro, buýt sông, xe đạp công cộng… để hình thành mạng lưới hoạt động đồng bộ, tiện ích và hiệu quả, không gây ùn tắc và giảm lượng xe cá nhân. “Từ khi phố đi bộ Nguyễn Huệ đi vào hoạt động, lượng xe cá nhân đổ dồn về đường Tôn Đức Thắng và Lê Thánh Tôn rất lớn, vì vậy cần nghiên cứu phát triển đồng bộ dịch vụ giao thông công cộng”, ông Phú đề xuất.

Anh Trn

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)